trái phiếu.
3.5.6 Lợi nhuận giữ lại và vay nợ không đủ tài trợ (theo lý thuyết trật tựphân hạng) hạng)
Mô hình trật tự phân hạng của sự lựa chọn tài chính cho rằng những công ty không đưa ra mục tiêu cho một chỉ số nợ cụ thể, nhưng thay vào đó họ sẽ sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khi nguồn tài trợ bên trong đã cạn kiệt. Nguồn tài trợ bên trong ở đây là lợi nhuận giữ lại. Nguồn tài trợ từ bên ngoài ít được mong đợi hơn vì có những bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và những nhà đầu tư chỉ ra rằng nguồn tài trợ bên ngoài sẽ bị đánh giá là dưới giá trị cùng mức độ với sự bất cân xứng (Myers 1984). Do đó nếu công ty sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài, giám đốc sẽ thích sử dụng nợ, rồi đến chứng khoán có thể chuyển đổi và cuối cùng là chứng khoán vốn cổ phần.
Myers và Majhuf (1984) cho rằng những công ty tìm kiếm việc duy trì đình trệ tài chính để tránh sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Do đó, nếu chúng ta tìm thấy những công ty định giá tính linh hoạt tài chính của mình, điều này có nghĩa là phù hợp với thuyết trật tự phân hạng. Tuy nhiên, tính linh hoạt cũng là những lý do quan trọng không phù hợp với một vài mô hình trật tự phân hạng, vì vậy ta thấy những CFO định giá sự linh hoạt tài chính thì không đủ để chứng minh mô hình trật tự phân hạng miêu tả đúng những lựa chọn cấu trúc vốn.
Theo khảo sát, tác giả đã đưa ra một vài câu hỏi liên quan đến trật tự phân hạng mẫu. Tác giả đã hỏi nếu những công ty phát hành chứng khoán khi mà nguồn tài trợ bên trong không đủ để tài trợ cho những hoạt động của họ, và đặc biệt là khi chứng khoán cổ phần được sử dụng khi nợ, chứng khoán chuyển đổi hoặc những
nguồn tài chính khác không có sẵn. Tác giả cũng hỏi rằng liệu những giám đốc xem xét cổ phần dưới giá trị khi quyết định chứng khoán nào sẽ được sử dụng và khi nào thì tính linh hoạt tài chính là quan trọng.
Việc thiếu lợi nhuận giữ lại là nhân tố tác động quan trọng tới chính sách phát hành nợ, hành động này thì phù hợp với thuyết trật tự phân hạng. Nhiều công ty nhỏ cho rằng họ sẽ sử dụng nợ khi phải đối mặt với việc thiếu nguồn tài trợ bên trong nếu những công ty này phải chịu một bất cân xứng thông tin lớn và cổ phần dưới giá trị. Tuy nhiên, có ít bằng chứng cho rằng những công ty phát hành chứng khoán cổ phần vì lợi nhuận giữ lại không đáp ứng đủ cho những hoạt động tài chính của họ, và thậm chí ít công ty sẽ phát hành chứng khoán cổ phần sau khi những hoạt động của họ đã ngốn hết nguồn quỹ từ nợ hoặc là chứng khoán chuyển đổi (30.4%)