Trong bài viết này, chúng tôi hướng vào câu hỏi nghiên cứu quan trọng là có hay không việc quản trị rủi ro doanh nghiệp qua việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh có thể cải thiện giá trị công ty như đã được áp dụng vào các công ty IPO mẫu. Các công ty IPO là những ứng viên hàng đầu được hưởng lợi từ thực tiễn quản trị rủi ro, do các đặc tính tài chính như là tính rủi ro cao của khó khăn tài chính và dòng tiền mặt biến động; tuy nhiên, như chúng ta đã biết, vẫn chưa có các nghiên cứu về vấn đề quan trọng này trong các tài liệu lý thuyết.
Tuy nhiên, khuynh hướng lợi ích từ việc quản trị rủi ro là có điều kiện đối với các công ty có các tổn thất dự đoán trước. Theo đó, chúng tôi chỉ tập trung vào một mẫu từ nguồn dữ liệu của các công ty IPOs . Các công ty đó, như bản chất hoạt động của họ, cực kỳ dễ chịu tác động dưới những thay đổi về tỉ giá ngoại tệ, khi mà giá các sản phẩm chính của họ được xác định bởi nhu cầu thế giới và việc cung cấp các tài nguyên, và thường được tính bằng đô Mỹ. Thêm nữa, để chắc là phân tích của chúng tôi không bị lệch lạc bởi các công ty còn nằm trong giai đoạn thăm dò và, do đó, không có các tổn thất đã nói trên, chúng tôi cho chạy một mô hình thị trường để xác định các công ty có các tổn thất lớn. Dựa trên các doanh nghiệ sử dụng phái sinh và lược sử tổn thất, chúng tôi xây dựng 4 danh mục được định nghĩa là các công ty có sử dụng công cụ phái sinh hiệu quả, công ty có sử dụng công cụ phái sinh không hiệu quả, công ty không sử dụng công cụ phái sinh, và công ty không tổn thất.
Sử dụng các thang đo tiêu chuẩn của hoạt động IPO dài hạn, chúng tôi nhận thấy hoạt động IPO tuyệt đối rất nhạy cảm với phương pháp làm việc. BHARs chỉ ra vài mức độ hoạt động dưới hiệu suất, đặc biệt là khi các danh mục đầu tư định lượng cân bằng được sử dụng. Thang đo CAR, ở phương diện khác, không đưa ra các hoạt động dưới hiệu suất của mẫu IPO tài nguyên đặc thù này.
Các kết quả mô hình 3 nhân tố Fama-French 3 nhân tố chỉ ra mạnh mẽ vai trò cải thiện giá trị doanh nghiệp của công cụ tìa chính phái sinh. Tuy nhiên, hoạt động chiếm ưu thế được tập trung vào nhóm các công ty có phòng ngừa rủi ro . Các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh một cách hiệu quả thường hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp không sử dụng công cụ
phái sinh. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh một cách hiệu quả thường hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh không hiệu quả.
Điều thú vị là, chúng tôi nhận thấy DN sử dụng công cụ phái sinh không hiệu quả hoạt động không tốt hơn DN không sử dụng công cụ phái sinh. Điều này thực sự hấp dẫn, bởi vì định giá công ty trên thị trường dựa trên giá trị được phân phối qua công cụ phái sinh dường như đối lập với việc công ty có sử dụng công cụ phái sinh hay không. Về vấn đề này, các kết quả của chúng tôi đồng tình với luận điểm của Moeller and Mackay’s (2007) là thị trường tưởng thưởng các công ty sử dụng công cụ phái sinh khi sự tự phòng ngừa làm tăng giá trị và trừng phạt các công ty sử dụng công cụ phái sinh khi sự phòng ngừa hủy hoại giá trị. Thêm vào đó, các công ty sử dụng công cụ phái sinh không hiệu quả được thị trường nhìn nhận một cách không khác biệt với các công ty không sử dụng công cụ phái sinh.
Sự phỏng đoán những người dùng phái sinh thường thích một mức độ niêm yết hoạt động cao được ủng hộ thêm bởi các kết quả hồi qui chéo của chúng tôi. Các công ty sử dụng phái sinh có hiệu quả các công cụ phái sinh tài chính được nhận thấy là có liên hệ với mức độ quan trọng cao của hoạt động tổng thể. Chúng tôi cũng đúc kết vai trò quan trọng của qui mô công ty như là một yếu tố quyết định của hoạt động IPO dài hạn.
Về tổng thể, những tìm tòi của chúng tôi hỗ trợ thêm cho lý thuyết tranh luận về vai trò cải tiến giá trị của quản trị rủi ro. Quan trọng hơn, các kết quả của chúng tôi cho thấy lợi ích của quản trị rủi ro không chỉ là một hàm của việc các công ty có sử dụng công cụ phái sinh hay không, mà còn ở mức độ các công ty áp dụng tốt như thế nào và các lợi ích mở rộng thu được từ các hoạt động phòng ngừa rủi ro đó. Kết quả là, tác động của việc sử dụng công cụ phái sinh đối với hoạt động của công ty không thể được đo bằng cách nhìn vào chính công cụ phái sinh, mà là ở việc sử dụng công cụ phái sinh có thành công trong việc giảm thiểu rủi ro tổn thất đến một mức độ thống kê không đáng kể hay không.