Những học thuyết xã hộ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 35 - 36)

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

4.3.2.Những học thuyết xã hộ

- Học thuyết về quyền tự do cá nhân: các đại biểu: Giônmin (Anh); Tôcơvin (Pháp); những người cấp tiến thuộc phái Hiến chương ở Anh…Họ cho rằng, cá nhân có thể làm bất cứ điều gì không vi phạm tự do của người khác.

+ Những người dân chủ cho rằng, mỗi quốc gia có quyền độc lập => có tác dụng thúc đẩy ý chí tự cường dân tộc…

+ Những người thuộc phe đối lập: đề cao dân tộc mình, phải đi khai hoá văn minh cho dân tộc khác.

=> Bọn cầm quyền lợi dụng tư tưởng này để gây chiến tranh xâm lược. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Các đại biểu:

+ Xanhximông (1760- 1825) người Pháp. + Phuriê (1772 - 1837) người Pháp. + Ôoen (1771 - 1858) người Anh

=> Các ông đã đề ra các biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng cách khắc phục mặt xấu của chủ nghĩa tư bản, hạn chế cách biệt giầu nghèo, nhưng không xoá bỏ chế độ TBCN. Cho nên đều là không tưởng. Nhưng tư tưởng của các công đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của CNXH khoa học ở thời gian sau.

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen xây dựng. Năm 1848, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời, đã khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và kết thúc bằng khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”.

Đầu TK XX, Lê nin đã vận dụng học thuyết của Mác, Ănghen vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga, phát triển về mặt lý luận học thuyết Mác trong CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, làm nên thắng lợi, của cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 35 - 36)