Tôn giáo, tư tưởng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 25 - 26)

a. Tôn giáo: Trung Quốc và các quốc gia ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa có chung một đặc trưng: có sự kết hợp hài hòa của nhiều thứ tôn giáo và một cục diện là “Tam giáo” Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo Phật.

- Hồi giáo: là một tôn giáo mới xuất hiện ở các quốc gia phong kiến phương đông Trung đại. Ra đời ở bán đảo Ả rập vào TK VII, giáo lý tập trung trong kinh Coran và kinh Sariat; vị thánh tối cao là Ala, có cả những nhà tiên tri, xứ giả. Kinh Sariat có nhiều luật lệ hà khắc.

- Ấn Độ giáo: trong điều kiện mới (phong kiến) Balamôn đã chuyển hóa thành Ấn Độ giáo để làm cơ sở lý luận cho đẳng cấp mới (dựa trên cơ sở nghề nghiệp).

- Đạo Phật: Phân hóa thành Tiểu thừa và Đại thừa ở Ấn Độ. Còn ở Trung Quốc, khi nhà Hán sụp đổ, xã hội khủng hoảng, nhân dân đã hướng về Đạo Phật. Trải qua một số quá trình phát triển, đến nhà Đường thì Phật giáo đã cực thịnh ở Trung Quốc. Khi vào Trung Hoa đã được Trung Quốc hóa với sự ra đời của các tông phái: Hoa Nghiêm, Thiện Đài, Thiền Tông…

b. Nho giáo ở Trung Quốc thời phong kiến

Học thuyết của Khổng Tử không được các vua chúa Trung Quốc thời cổ đại tán thưởng, nhưng sau khi ông chết, nhất là từ thời Hán trở đi các triều đại phong kiến đều coi trọng. Từ Hán Vũ Đế trở đi, Nho giáo trở thành quốc giáo. Vua chúa Trung Quốc đã lợi dụng thuyết của Khổng Tử để thống trị nhân dân.

c. Nhật Bản - Tư tưởng tôn giáo sớm nhất là Thần Đạo (Xin tô). Vị thần quan trọng nhất là nữ thần Mặt trời. Sau này, Thần Đại gắn với việc thờ cúng Thiên Hoàng, coi Thiên Hoàng là con cháu đích tôn của Thần Mặt Trời.

- Từ TK VI, Phật học và Nho giáo chính thức được du nhập vào Nhật bản, giai cấp thống trị coi đó là công cụ thống trị quốc gia.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 25 - 26)