Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giớ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 30 - 33)

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

3.3.2. Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giớ

- Những cuộc phát kiến địa lý cuối TK XV đầu TK XVI đã đem lại một số kết quả:

+ Tìm ra một châu lục mới (châu Mĩ)

+ Tìm ra một đại dương mới (Thái Bình Dương) + Mở ra con đường thám hiểm đến các châu lục

+ Thúc đẩy công cuộc thám hiểm trên các đại dương và tìm kiếm các vùng đất mới.

=> Từ đó, mở ra khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hoá, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới.

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, đã diễn ra các cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn.

+ Thương nhân giành giật thị trường, nguyên vật liệu ở những vùng đất mới. + Quân đội và quan chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và xây dựng chế độ cai trị thực dân.

+ Dân di thực đi khai phá, tìm vàng và lập nghiệp. + Người da đen bị bán sang làm nô lệ

+ Các nhà truyền giao mở rộng phạm vi của Kitôgiáo.

=> Tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. + Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống phương Đông.

+ Người châu Á, châu phí tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu.

+ Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh lâu đời của châu Mĩ - văn minh tiền Côlômbô mà trước đây người châu Âu chưa hề biết đến:

- Nền văn minh của người Maya ở Trung Mĩ (TK I - XVI) - Văn minh của người AZơtêc ở Trung Mĩ (TK XIV - XVI). - Văn minh của người Inca (thiên niên kỉ IV -III TCN) => Qua những vấn đề nên trên, có thể kết luận:

- Kết quả tất yếu của việc di chuyển cư dân là sự tăng cường giao lưu văn hoá giữa cư dân các châu lục, các dân tộc… Một số ngôn ngữ châu Âu được sử

dụng rộng rãi trong các thuộc địa: tiếng Tây ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Các tôn giao được truyền bá rộng rãi nhất là đạo kitô.

=> Châu Mĩ dần hình thành nền văn minh đa dạng (sự hoà hợp giữa các yếu tố của người châu Âu, châu Phi và bản địa)=> văn minh (văn hoá) Mĩ la tinh.

- Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị sầm uất, việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới…=> Dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu - Châu Phi - Châu Á và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu - Phi - Mĩ. Thị trường thế giới được hình thành…

- Gây ra “cuộc cách mạng giá cả”, kích thích quá trình tích tư bản ban đầu (nguyên thuỷ), tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo với sự phân chia thuộc địa - đó là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiếm đóng thuộc địa kéo dài hàng trăm năm sau - đó cũng là những vết nhơ của lịch sử văn minh nhân loại.

- Một hậu quả khách quan là đã lôi cuốn các vùng xa xôi vào quỹ đạo của kinh tế tư bản, nhiều công trình mới được xây dựng (nhưng là phương tiện để cai trị và bóc lột của thực dân.

Chương 4. VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CẬN ĐẠI (1566 - 1917) 4.1. Hình thức nhà nước

Trong giai đoạn lịch sử cận đại, hình thức nhà nước không giống nhau giữa các nước. Một quốc gia trong các thời kỳ khác nhau cũng có những hình thức nhà nước khác nhau.

4.1.1. Anh

Từ sau chinh biến năm 1688, đã xuất hiện nhà nước quân chủ lập hiến, trong đó quyền lập hiến thuộc về 2 viện (Thượng Viện và Hạ Viện). Vua đứng đầu nhà nước nhưng không điều khiển công việc quốc gia, quyền thực thế là nghị viện trong đó quyền thống trị thuộc về đảng nào chiếm được đa số ghế.

Giai cấp tư sản Anh thực hiện chế độ 2 đảng thay nhau cầm quyền: giữa TK XVIII là Đảng Uych và Đảng Tôry; từ 1870 trở đi là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w