0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG (Trang 31 -118 )

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của bốn giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[8]. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Sorbonne HL (Đối chứng). - Công thức 2: Sorbonne CL. - Công thức 3: Montezuma. - Công thức 4: Belladonna - Sơ đồ thí nghiệm: I 4 2 3 1 II 1 3 4 2 III 2 4 1 3

2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang phát triển của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 3 công thức, bố trí theo kiểu Ô vuông La tinh (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[8]. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 270 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 9 m2.

- Công thức 1: Trồng thời vụ 24/10/2012 (10/9 âm lịch). - Công thức 2: Trồng thời vụ 03/11/2012 (20/9 âm lịch). - Công thức 3: Trồng thời vụ 13/11/2012 (30/9 âm lịch). - Sơ đồ thí nghiệm:

I 2 3 1

II 1 2 3

III 3 1 2

2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat Ca(NO3)2 đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang Ca(NO3)2 đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Không phun (Đối chứng).

- Công thức 2: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,1%. - Công thức 3: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,2%. - Công thức 4: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,3%.

- Sử dụng Ca(NO3)2 dạng tinh thể, phun cho cây bắt đầu từ sau mọc mầm, phun định kỳ từ 5-7 ngày/lần, kết thúc phun trước khi nụ chuyển màu.

- Sơ đồ thí nghiệm:

I 3 2 1 4

II 2 1 4 3

2.4.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón lá đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Không phun (Đối chứng). - Công thức 2: Phun Phân bón lá Komix 201 - Công thức 3: Phun Phân bón lá Sông Gianh Vibio. - Công thức 4: Phun Phân bón lá Đầu Trâu 502.

- Sử dụng các chế phẩm phân bón lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất phun cho cây bắt đầu từ sau mọc mầm, phun định kỳ từ 5-7 ngày/lần, kết thúc phun trước khi nụ chuyển màu.

- Sơ đồ thí nghiệm:

I 4 1 3 2

II 1 3 2 4

III 3 4 2 1

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái 2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái

Đo, đếm, mô tả đặc điểm hình thái thân, lá, hoa của các giống hoa Lily tham gia thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hoa, cây cảnh (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

* Khả năng mọc mầm:

- Sức mọc mầm của các công thức sau trồng (ngày): 3, 5, 7, 9 ngày. * Khả năng sinh trưởng, phát triển:

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây, động thái ra lá, các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu, năng suất hoa, độ bền hoa theo phương pháp nghiên cứu hoa, cây cảnh (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.5.3. Tình hình sâu, bệnh gây hại

* Theo dõi thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại:

- Đối với sâu, rệp: Quan sát đánh giá theo 4 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ hại < 10% số cây/công thức. Kí hiệu *

+ Mức độ trung bình: Tỷ lệ hại từ 10-25% số cây/công thức. Kí hiệu ** + Mức độ nặng: Tỷ lệ hại từ 26-50% số cây/công thức. Kí hiệu *** + Mức độ rất nặng: Tỷ lệ hại > 50% số cây/công thức. Kí hiệu ****

- Đối với bệnh: Quan sát đánh giá theo 4 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ bệnh < 10% số cây/công thức. Kí hiệu: +

+ Mức độ trung bình: Tỷ lệ bệnh từ 10-25% số cây/công thức. Kí hiệu: ++ + Mức độ nặng: Tỷ lệ bệnh từ 26-50% số cây/công thức. Kí hiệu: +++ + Mức độ rất nặng: Tỷ lệ bệnh > 50% số cây/công thức. Kí hiệu: ++++ Theo dõi chủng loại sâu bệnh với tỷ lệ và mức độ hại theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật (Viện Bảo vệ thực vật, 2000)[11].

2.5.4. Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu trên đơn vị diện tích. - Tổng chi trên đơn vị diện tích.

- Lãi = Tổng thu trên đơn vị diện tích - Tổng chi trên đơn vị diện tích.

2.5.5. Xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo Exel và IRRISTAT.

2.6. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng quy trình kỹ thuật theo “Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - cây hoa Lily” (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.7. Đặc điểm một số loại phân bón dùng trong thí nghiệm

- Phân bón lá Komix 201, phun lên cây với nồng độ 15-20ml/bình 16lít. - Phân bón lá Sông Gianh Vibio (chuyên dùng cho hoa và cây cảnh), phun lên cây với nồng độ 20ml/bình 16 lít.

Chƣơng 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hoa Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu về Việt Nam từ châu Âu, chủ yếu sử dụng là hoa cắt cành, ngoài ra còn được sử dụng làm hoa chậu, hoa vòng, hoa đĩa. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm giống hoa Lily thương mại, mỗi giống có đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng, phát triển khác nhau. Do vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học tại từng vùng sinh thái để điều chỉnh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, nhằm cung cấp sản phẩm hoa Lily cho thị trường.

3.1. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

3.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang phố Hà Giang

Sinh trưởng và phát triển của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Củ Lily trồng dưới đất thường sau khoảng 1-2 tuần sẽ mọc mầm, trong trường hợp xử lý không đầy đủ hoặc gặp trời lạnh thời gian mọc mầm có thể kéo dài 5 tuần. Từ khi trồng đến khi ra nụ khoảng 6-9 tuần. Từ khi ra nụ đến nở hoa khoảng 4-7 tuần. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau.

* Tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào chất lượng của củ giống và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất.

Theo dõi tỷ lệ mọc mầm của các giống thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang Giống Số ngày sau trồng (%) Số củ trồng (củ) Số củ mọc mầm (củ) Tỷ lệ mọc mầm (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày Sorbonne HL (Đ/c) 47,70 70,50 90,20 96,00 90 87 96,00 Sorbonne CL 66,10 86,20 90,50 100,00 90 90 100,00 Montezuma 66,50 83,10 92,50 98,00 90 89 98,00 Belladonna 74,30 87,40 93,10 100,00 90 90 100,00

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của các giống thí nghiệm tương đối cao, đều đạt trên 90%. Sức mọc mầm của các giống sau trồng 3 ngày dao động từ 47,7-74,3%; sau trồng 5 ngày dao động từ 70,50- 87,40%; sau trồng 7 ngày dao động từ 90,20-93,10%. Tuy nhiên, có sự khác nhau về tỷ lệ mọc mầm giữa các giống, giống Belladonna và Sorbonne ChiLe có tỷ lệ mọc cao nhất đạt 100%, giống Sorbonne Hà Lan có tỷ lệ mọc thấp nhất đạt 96,00%. So sánh giữa giống Sorbonne ChiLe và Sorbonne Hà Lan (Đ/c) cho thấy giống Sorbonne ChiLe có tỷ lệ mọc mầm và sức mọc mầm cao hơn giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c). Nguyên nhân, do giống Sorbonne ChiLe được trồng ở Nam bán cầu nên thời gian bảo quản trong kho ngắn, ít bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường bảo quản nên có tỷ lệ mọc mầm cao hơn.

* Động thái ra lá của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Lily là loài hoa cắt cành, số lá nhiều hay ít trên cành ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Lá quá thưa hoặc quá dày làm cho cành hoa không cân đối, hình thức xấu. Mặt khác, nếu lá quá rậm rạp cây dễ bị sâu, bệnh hại. Theo dõi động thái ra lá của các giống thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Động thái ra lá của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

(ĐVT: lá)

Giống Số ngày sau trồng Tổng số lá

10 20 30 40 50 Sorbonne HL (Đ/c) 1,00 13,20 26,87 40,73 44,60 44,60 Sorbonne CL 3,23 26,83 39,63 52,47 53,90 53,90 Montezuma 4,00 30,07 46,07 61,23 63,56 63,56 Belladonna 3,43 28,50 42,77 52,73 54,56 54,56 LSD05 7,47 CV% 7,30

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy: Sau trồng 20-40 ngày, động thái ra lá của các giống hoa Lily thí nghiệm đều tăng nhanh, sau đó có xu hướng giảm dần và đạt số lá tối đa sau trồng 50 ngày. Số lá trên cây của các giống thí nghiệm dao động từ 44,6-63,56 lá/cây, cao nhất là giống Montezuma 63,56 lá/cây. So sánh các giống hoa Lily làm thí nghiệm đều có số lá/cây cao hơn giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) ở mức tin cậy 95% và đều có số lá phù hợp đối với loại hoa cắt cành.

* Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Chiều cao cây quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến giá trị thương mại và thẩm mỹ của hoa Lily. Cây quá cao dễ bị cong hoặc gây đổ làm giảm chất lượng của hoa và hiệu quả kinh tế. Nhưng, cây thấp sẽ khó khăn khi tiêu thụ trên thị trường làm hoa cắt, vì khi làm hoa cắt cành, cành hoa ngắn không đủ tiêu chuẩn, do đó hiệu quả kinh tế thấp. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Lily thu được kết quả ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Động thái tăng trƣởng chiều cao của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

(ĐVT: cm)

Giống Số ngày sau trồng Chiều

cao cây 10 20 40 60 80 100 Sorbonne HL (Đ/c) 5,69 10,71 41,14 66,03 77,52 83,69 85,52 Sorbonne CL 9,67 18,05 50,73 69,76 81,95 89,05 91,27 Montezuma 11,41 23,36 62,49 89,93 99,14 104,76 106,64 Belladonna 11,36 25,16 70,47 94,77 102,81 107,35 108,07 LSD05 2,81 CV% 1,50

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Chiều cao cây tăng mạnh ở giai đoạn sau trồng 20-40 ngày, giai đoạn này giống Belladonna tăng mạnh nhất, đạt 70,47cm; giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) chỉ tăng 41,14cm. Ở giai đoạn sau trồng 60 ngày giống Belladonna có chiều cao 94,77cm, các giống khác có chiều cao dao động từ 66,03-89,93cm. Giai đoạn sau trồng từ 80-100 ngày tất cả các giống đều tăng ít. Chiều cao cây cuối cùng sau 100 ngày các giống khác đều có chiều cao cây hơn hẳn so với giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) ở mức tin cậy 95%.

So sánh giữa hai giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) và Sorbonne ChiLe cho thấy giống Sorbonne ChiLe có sinh trưởng chiều cao cây khỏe hơn so với giống Sorbonne Hà Lan. Chiều cao cây cuối cùng của giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) chỉ đạt 85,52cm, trong khi đó giống Sorbonne ChiLe cao 91,27cm. Điều đó cho thấy củ giống Sorbonne ChiLe trồng ở Nam bán cầu có sức sinh trưởng khỏe hơn giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) trồng ở Bắc bán cầu.

3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Các đặc điểm thực vật học do di truyền của giống quy định, tuy nhiên khi thay đổi điều kiện môi trường sống, đặc điểm thực vật của chúng có thể bị

thay đổi phần nào. Do đó, đặc điểm thực vật của giống ở mỗi vùng thể hiện khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống ở vùng đó. Theo dõi một số đặc điểm hình thái của các giống hoa Lily thu được kết quả ở bảng 3.4 và bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái thân, lá của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang Giống Lá Thân Mầu sắc Hình dạng Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Đặc điểm Đường kính thân cách gốc 10 cm (cm) Sorbonne HL (Đ/c) Xanh đậm Hình lưỡi mác đều 12,21 3,26 Xanh đậm 1,20 Sorbonne CL Xanh đậm Hình lưỡi mác đều 13,45 3,70 Xanh đậm 1,37 Montezuma Xanh nhạt Hình lưỡi mác nhọn 14,61 3,61 Xanh lẫn đốm tím 1,33 Belladonna Xanh đậm Hình thuôn dài 14,83 3,28 Xanh đậm 1,31 LSD05 0,28 0,13 0,50 CV% 1,10 2,10 2,00

Qua số liệu bảng 3.4 cho thấy: Chiều dài lá của các giống hoa Lily dao động từ 12,21-14,83cm, đạt dài nhất là giống Belladonna 14,83cm; So với giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) các giống khác đều có chiều dài lá lớn hơn ở mức tin cậy 95%.

Chiều rộng lá dao động từ 3,26-3,70cm, trong đó giống Belladonna có chiều rộng lá tương đương giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c), các giống còn lại có chiều rộng lá lớn hơn giống Sorbonne HL (Đ/c) ở mức tin cậy 95%.

Đường kính thân (cách gốc 10 cm) dao động từ 1,20-1,37cm, các giống Lily tham gia thí nghiệm có đường kính thân cách gốc 10cm tương đương giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) ở mức tin cậy 95%, sự sai khác không có ý nghĩa.

Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái nụ và hoa của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Giống

Đặc điểm nụ hoa

trước khi nở Đặc điểm hoa khi nở Hình dáng Mầu sắc Cánh hoa Nhị hoa Mùi

hương Sorbonne HL (Đ/c) Nụ to đều, hướng lên trên Phớt hồng Màu hồng đậm, có đốm hoa thưa Nhị màu nâu sẫm Rất thơm Sorbonne CL Nụ to đều, hướng lên trên Phớt hồng Màu hồng đậm, có đốm hoa thưa Nhị màu nâu sẫm Thơm Montezuma Nụ hoa nhọn, hướng lên trên Phớt tím Mầu tím đậm, không có các đốm Nhị mầu vàng đậm Thơm Belladonna Nụ to đều, hướng sang nganh Phớt vàng Mầu vàng rực rỡ, không có các đốm Nhị mầu nâu đậm Thơm Qua bảng 3.5 cho thấy: Đặc điểm hình thái về nụ và hoa của hai giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c) và Sorbonne ChiLe có hình dạng và mầu sắc tương đối giống nhau, được thị trường rất ưu chuộng. Giống Montezuma, nụ mầu xanh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG (Trang 31 -118 )

×