0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG (Trang 28 -118 )

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới

Năm 1986, một số tác giả đã nghiên cứu quy trình nhân nhanh củ cây hoa Lily bằng phương pháp nuôi cấy in vitro trên môi trường bổ sung axit

Abcisic. Kết quả cho thấy axit Abcisic có thể ức chế quá trình tạo mô sẹo, kích thích quá trình hình thành củ và làm mập chồi.

Năm 1994, Asjes và cộng sự đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy meristem (mô phân sinh đỉnh) để tạo ra các giống hoa Lily hoàn toàn sạch virut ở Hà Lan. Khi nghiên cứu nguồn vật liệu nuôi cấy ban đầu, Robb đã chỉ ra bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất với cây hoa Lily là vảy củ. Nuôi cấy vảy củ rút ngắn thời gian tái sinh chồi và tỷ lệ tái sinh chồi luôn cao hơn các bộ phận khác.

Khi nuôi cấy chồi đỉnh giống hoa Lily trên môi trường sử dụng các loại đường khác nhau: Sacaroza, glucoza, fructoza và Sorbitol (30g/l) và nghiên cứu sự nảy mầm của củ Lily trên các môi trường đó, Matsui - K và cộng sự cho biết hiệu quả hình thành cây cao nhất đạt được 73,7% trên môi trường có chứa glucoza. Ngoài ra hàm lượng đường sử dụng trong môi trường nuôi cấy còn liên quan chặt chẽ đến sự ngủ nghỉ của củ sau khi nuôi cấy.

Hiện nay Hà Lan là nước có thành công lớn trong lĩnh vực nuối cấy in vitro cây hoa Lily trên môi trường đặc (agar), chồi phát triển mạnh, cho hệ số nhân chồi cao.

Nhật Bản cũng có nhiều thành công trong việc tạo giống cây hoa Lily in vitro bằng kỹ thuật di truyền (Năm 1994, Miyoshi - H, Tanaka - I đã chuyển gen bằng phương pháp sốc điện vào tế bào của cây hoa Lily).

Ngoài lĩnh vực nuôi cấy in vitro, cũng có nhiều nghiên cứu khác trên cây hoa Lily của nhiều tác giả nước ngoài như: Kéo dài thời gian bảo quản hao bằng chất kháng etylen (Swart, 1981), ngâm củ giống trong dung dịch kháng etylen làm tăng chất lượng hoa (Vanmeeteren và Proft, 1982), phá ngủ cho củ giống bằng nhiệt độ (Nhật Bản, 1998).

Tóm lại, tình hình nghiên cứu hoa Lily đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, việc nghiên cứu giống hoa Lily đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chuyển gen, nuôi cấy mô tế bào, biến nạp di truyền … đã mang lại nhiều thành công, góp phần ứng dụng vào thực tiễn trong sản xuất hoa Lily, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

1.3.2.Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam

Các giống Lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa Lily tập trung ở một số hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi cấy bioreator...bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Lily cũng được quan tâm.

Nghiên cứu sản xuất giống Lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định, như: Nghiên cứu nhân giống củ Lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trường cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường sacaroza, nhiệt độ phòng 25-270C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3.000 lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh, Viện Sinh học Nông nghiệp-Trường Đại học Nông nghiệp I. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1g/củ và được xử lý ở nhiệt độ 50C trong 3 tháng đã sinh trưởng, phát triển tốt và có chất lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1]. Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa Lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[4]. Nghiên cứu khả năng tạo củ của Lily bằng cách tạo củ sơ cấp Lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thuý và CS, 2005)[9].

Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá,... thực hiện ở Lạng Sơn, Bắc Kạn... đã xác định được một số phân bón lá, hế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất lượng hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007)[2].

Các nhà khoa học thuộc Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt và Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã thành công trong việc nhân giống Lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor, sau 1-2 tháng có thể tạo ra 10.000 cây Lily giống từ bình nuôi cấy loại bioreactor có thể tích 20 lít, cây có khả năng sống và sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên đến 95%. Kỹ thuật nuôi cấy này mở ra triển vọng mới trong nhân giống và sản xuất cây lily con giá rẻ, chất lượng tốt.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

* Giống: gồm 4 giống hoa Lyli:

- Giống: Sorbonne, nguồn gốc nhập nội từ Hà Lan (Sorbonne HL). - Giống: Sorbonne, nguồn gốc nhập nội từ ChiLe (Sorbonne CL). - Giống: Montezuma, nguồn gốc nhập nội từ Hà Lan.

- Giống: Belladonna, nguồn gốc nhập nội từ Hà Lan.

Củ giống có chu vi 18-20 cm được bảo quản trong kho lạnh.

* Phân bón lá: gồm 04 loại sau:

- Canxi Nitrat Ca(NO3)2:thành phần N = 13,0-15,5%, CaO = 25-36%.

- Komix 201: thành phần N = 2,6%; P2O5 = 7,5%; K2O = 2,2%.

- Sông Gianh Vibio (chuyên dùng cho hoa và cây cảnh): thành phần N = 25,75mg/l; P2O5 = 17,75mg/l; K2O = 49,7mg/l; S = 19,5mg/l; CaO = 45,5mg/l; MgO = 12,2mg/l; B = 160mg/l; Mn = 180mg/l; Zn = 107mg/l; Cu = 62,5mg/l; Fe = 379mg/l; Mo = 47,5mg/l.

- Đầu trâu 502: thành phần N = 30%; P2O5 = 12%; K2O = 10%; CaO = 0,05%; MgO = 0,05%; Zn = 0,05%; Cu = 0,05%; B = 0,02%; Fe = 0,01%; Mn = 0,01%; Mo = 0,001%.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Tại phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang. - Thời gian: Từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của bốn giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[8]. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Sorbonne HL (Đối chứng). - Công thức 2: Sorbonne CL. - Công thức 3: Montezuma. - Công thức 4: Belladonna - Sơ đồ thí nghiệm: I 4 2 3 1 II 1 3 4 2 III 2 4 1 3

2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang phát triển của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 3 công thức, bố trí theo kiểu Ô vuông La tinh (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[8]. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 270 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 9 m2.

- Công thức 1: Trồng thời vụ 24/10/2012 (10/9 âm lịch). - Công thức 2: Trồng thời vụ 03/11/2012 (20/9 âm lịch). - Công thức 3: Trồng thời vụ 13/11/2012 (30/9 âm lịch). - Sơ đồ thí nghiệm:

I 2 3 1

II 1 2 3

III 3 1 2

2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat Ca(NO3)2 đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang Ca(NO3)2 đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Không phun (Đối chứng).

- Công thức 2: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,1%. - Công thức 3: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,2%. - Công thức 4: Phun Canxi Nitrat Ca(NO3)2 nồng độ 0,3%.

- Sử dụng Ca(NO3)2 dạng tinh thể, phun cho cây bắt đầu từ sau mọc mầm, phun định kỳ từ 5-7 ngày/lần, kết thúc phun trước khi nụ chuyển màu.

- Sơ đồ thí nghiệm:

I 3 2 1 4

II 2 1 4 3

2.4.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón lá đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức trồng 90 củ, 3 lần nhắc lại, tổng số củ trồng trong thí nghiệm là 360 củ. Củ giống có chu vi 18-20 cm.

- Thời gian trồng: 24/11/2012.

- Khoảng cách, mật độ trồng: 15 x 20 cm, 30 củ/m2. - Diện tích thí nghiệm: 12 m2.

- Công thức 1: Không phun (Đối chứng). - Công thức 2: Phun Phân bón lá Komix 201 - Công thức 3: Phun Phân bón lá Sông Gianh Vibio. - Công thức 4: Phun Phân bón lá Đầu Trâu 502.

- Sử dụng các chế phẩm phân bón lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất phun cho cây bắt đầu từ sau mọc mầm, phun định kỳ từ 5-7 ngày/lần, kết thúc phun trước khi nụ chuyển màu.

- Sơ đồ thí nghiệm:

I 4 1 3 2

II 1 3 2 4

III 3 4 2 1

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái 2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái

Đo, đếm, mô tả đặc điểm hình thái thân, lá, hoa của các giống hoa Lily tham gia thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hoa, cây cảnh (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

* Khả năng mọc mầm:

- Sức mọc mầm của các công thức sau trồng (ngày): 3, 5, 7, 9 ngày. * Khả năng sinh trưởng, phát triển:

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây, động thái ra lá, các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu, năng suất hoa, độ bền hoa theo phương pháp nghiên cứu hoa, cây cảnh (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.5.3. Tình hình sâu, bệnh gây hại

* Theo dõi thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại:

- Đối với sâu, rệp: Quan sát đánh giá theo 4 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ hại < 10% số cây/công thức. Kí hiệu *

+ Mức độ trung bình: Tỷ lệ hại từ 10-25% số cây/công thức. Kí hiệu ** + Mức độ nặng: Tỷ lệ hại từ 26-50% số cây/công thức. Kí hiệu *** + Mức độ rất nặng: Tỷ lệ hại > 50% số cây/công thức. Kí hiệu ****

- Đối với bệnh: Quan sát đánh giá theo 4 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ bệnh < 10% số cây/công thức. Kí hiệu: +

+ Mức độ trung bình: Tỷ lệ bệnh từ 10-25% số cây/công thức. Kí hiệu: ++ + Mức độ nặng: Tỷ lệ bệnh từ 26-50% số cây/công thức. Kí hiệu: +++ + Mức độ rất nặng: Tỷ lệ bệnh > 50% số cây/công thức. Kí hiệu: ++++ Theo dõi chủng loại sâu bệnh với tỷ lệ và mức độ hại theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật (Viện Bảo vệ thực vật, 2000)[11].

2.5.4. Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu trên đơn vị diện tích. - Tổng chi trên đơn vị diện tích.

- Lãi = Tổng thu trên đơn vị diện tích - Tổng chi trên đơn vị diện tích.

2.5.5. Xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo Exel và IRRISTAT.

2.6. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng quy trình kỹ thuật theo “Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - cây hoa Lily” (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].

2.7. Đặc điểm một số loại phân bón dùng trong thí nghiệm

- Phân bón lá Komix 201, phun lên cây với nồng độ 15-20ml/bình 16lít. - Phân bón lá Sông Gianh Vibio (chuyên dùng cho hoa và cây cảnh), phun lên cây với nồng độ 20ml/bình 16 lít.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hoa Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu về Việt Nam từ châu Âu, chủ yếu sử dụng là hoa cắt cành, ngoài ra còn được sử dụng làm hoa chậu, hoa vòng, hoa đĩa. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm giống hoa Lily thương mại, mỗi giống có đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng, phát triển khác nhau. Do vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học tại từng vùng sinh thái để điều chỉnh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, nhằm cung cấp sản phẩm hoa Lily cho thị trường.

3.1. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

3.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang phố Hà Giang

Sinh trưởng và phát triển của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Củ Lily trồng dưới đất thường sau khoảng 1-2 tuần sẽ mọc mầm, trong trường hợp xử lý không đầy đủ hoặc gặp trời lạnh thời gian mọc mầm có thể kéo dài 5 tuần. Từ khi trồng đến khi ra nụ khoảng 6-9 tuần. Từ khi ra nụ đến nở hoa khoảng 4-7 tuần. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau.

* Tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào chất lượng của củ giống và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất.

Theo dõi tỷ lệ mọc mầm của các giống thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang Giống Số ngày sau trồng (%) Số củ trồng (củ) Số củ mọc mầm (củ) Tỷ lệ mọc mầm (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày Sorbonne HL (Đ/c) 47,70 70,50 90,20 96,00 90 87 96,00 Sorbonne CL 66,10 86,20 90,50 100,00 90 90 100,00 Montezuma 66,50 83,10 92,50 98,00 90 89 98,00 Belladonna 74,30 87,40 93,10 100,00 90 90 100,00

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của các giống thí nghiệm tương đối cao, đều đạt trên 90%. Sức mọc mầm của các giống sau trồng 3 ngày dao động từ 47,7-74,3%; sau trồng 5 ngày dao động từ 70,50- 87,40%; sau trồng 7 ngày dao động từ 90,20-93,10%. Tuy nhiên, có sự khác nhau về tỷ lệ mọc mầm giữa các giống, giống Belladonna và Sorbonne ChiLe có tỷ lệ mọc cao nhất đạt 100%, giống Sorbonne Hà Lan có tỷ lệ mọc thấp nhất đạt 96,00%. So sánh giữa giống Sorbonne ChiLe và Sorbonne Hà Lan (Đ/c) cho thấy giống Sorbonne ChiLe có tỷ lệ mọc mầm và sức mọc mầm cao hơn giống Sorbonne Hà Lan (Đ/c). Nguyên nhân, do giống Sorbonne ChiLe được trồng ở Nam bán cầu nên thời gian bảo quản trong kho ngắn, ít bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường bảo quản nên có tỷ lệ mọc mầm cao hơn.

* Động thái ra lá của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang

Lily là loài hoa cắt cành, số lá nhiều hay ít trên cành ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Lá quá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG (Trang 28 -118 )

×