KHỐI LƯỢNG RIÊNG TÍNH KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí lớp 6 trọn bộ full (Trang 34 - 35)

KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC VẬT THEO KHỐI LƯỢNG RIÊNG.

1. Khối lượng riêng:

Để giải quyết vấn đề trên, người ta đề ra phương án như câu C1:

Phương án thứ nhất không chấp nhận được cho nên chọn phương án thứ hai: Khi biết khối lượng của 1m3 sắt và thể tích của cột sắt thì có thể tính được khối lượng của cột sắt đó.

Từ bài toán có thể hình thành khái niệm về KLR và thông báo cho học sinh biết đơn vị KLR và bảng KLR.

- Khối lượng của 1m3 là:

m= 7,8 (kg) * 1000 = 7800 (kg) - Vậy khối lượng của cột sắt nguyên chất sẽ là:

m=7800(kg)*0,9=7020 (kg) Vậy: Khối lượng của một met khối một chất được gọi là KLR của chất đó.

Đơn vị của KLR là kilogam trên met khối (ký hiệu: kg/m3).

Giáo viên giới thiệu bảng KLR của một số chất.

Giáo viên giới thiệu cách sử dụng bảng KLR cho học sinh.

2. Bảng khối lượng riêng của một số chất: (*) chất: (*)

Tìm hiểu cấu tạo bảng và cách sử dụng bảng KLR.

Giáo viên có thể kiểm tra các kiến thức vừa thu thập:

3. Tính khối lượng của một vật theo KLR: KLR:

Cho biết khái niệm KLR và đơn vị của nó?

KLR của đá là bao nhiêu?

Theo đề bài, khối đá có thể tích bao nhiêu? Tính khối lượng đá.

Biết thể tích đá là 0,5 m3, KLR của đá là 2600 kg/m3. Vậy khối lượng của đá sẽ là:

m= 0,5*2600 = 1300 (kg)

Theo bài toán trên ta có công thức:

m=DV (1)

trong đó D (kg/m3) là KLR, m (kg) là khối lượng và V (m3) là thể tích.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng (TLR). II. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG

Hướng dẫn học sinh đọc sách hình thành khái niệm TLR và đơn vị của nó (đơn vị của trọng lượng và thể tích là gì?).

Qua câu hỏi C4 giúp hình thành công thức tính TLR của một vật khi biết trọng lượng và thể tích của vật.

Yêu cầu học sinh nhắc lại hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối

1. Trọng lượng của một met khối một chất gọi là TLR của chất đó.

2. Đơn vị của TLR là Newton trên met khối, ký hiệu là N/m3. Ta có công thức tính TRL: d= (2) trong đó: d là TLR (N/m3) P là trọng lượng (N). V là thể tích (m3). (*)Xem phụ lục

lượng để suy ra hệ thức liên hệ giữa

TLR và KLR. tính TLR theo KLR: d=10D.3. Dựa vào công thức P=10m, ta có thể (3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí lớp 6 trọn bộ full (Trang 34 - 35)