III TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhật Bản và các nước Châu Á láng giềng khác đều đánh giá cao vai trò của DNVVN trong quá trình phát triển kinh tế của họ và đều tích cực khuyến khích phát triển các DNVVN ngay từ giai đoạn ban đầu. Đối với các nước này, chính sách hỗ trợ huy động vốn đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển thành công của các DNVVN. Chẳng hạn như đối với nước Đức, khu vực DNVVN đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Đức, nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình thúc đẩy DNVVN trong việc huy động các nguồn vốn. Đối với Đài Loan, ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN trong một số ngành sản xuất như: nhựa, dệt … Hiện nay, số lượng DNVVN ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ việc làm.
Các DNVVN đống vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như huy động vốn trong xã hội, giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư. Chẳng hạn, năm 1998, chỉ tính số cơ sở sản xuất và dịch vụ dân doanh (hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã chiềm tỷ trọng vốn đầu tư xã hội là 19,5%, giải quyết gần 93% tổng số nơi làm việc, tạo ra 22% tổng sản phẩm công nghiệp, 44,3% GDP và nộp ngân sách nhà nước với tỷ trọng 22%. Vai trò của các DNVVN được thể hiện cụ thể ở một số khía cạnh sau:
2.1 DNVVN đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội
Sự phát triển đa dạng về ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức kinh doanh của DNVVN đã góp phần to lớn trong việc lấp chỗ trống cho những thiếu hụt từ khu vực kinh tế quốc doanh, khơI dậy tiềm năng sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất tạo ra sức sống cho nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp đáng kể cho quỹ tiêu dùng, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. DNVVN hàng năm đã đóng góp trên 44% GDP cho nền kinh tế và tỷ lệ này
có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây nhờ có các chính sách khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nước.
2.2 DNVVN tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của nền kinh tế
Thực tế những năm gần đây cho thấy sự tồn tại và phát triển của DNVVN là cần thiết và phù hợp vơí quy luật phát triển kinh tế nước ta trong giai đoạn mới. Việc phát triển DNVVN không những không làm suy yếu kinh tế nhà nước mà còn đóng vai trò thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển mạnh mẽ hơn thông qua cạnh tranh lành mạnh. Đông thời, DNVVN cũng hỗ trợ kinh tế quốc doanh ở chỗ giảI quyết những yếu cầu cảu nền kinh tế đặt ra mà kinh tế quốc doanh không đảm đương được hoặc đảm nhận mà đạt hiệu quả không cao. DNVVN cùng với kinh tế nhà nước đã xây dựng một nền kinh tế sôi động hơn, thị trường hàng hoá phong phú chất lượng và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao.
2.3 DNVVN góp phần tập trung vốn của xã hội tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế
Một bộ phận lớn trong nguồn lực kinh tế của nước ta hiện nay vẫn còn nằm rảI rác gây ra một sự lãng phí lớn. Nhờ có DNVVN đã tập trung những bộ phận hoạt động kinh tế nhỏ lể trở thành các hợp tác xã, các doanh nghiệp. Sự hình thành và phát triển của các DNVVN đã khắc phục phần nào sự lãng phí nguồn lực kinh tế qúc gia bởi các DNVVN hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhiều phương thức trong một số lĩnh vực mà những nhà đầu tư lớn cung như nhà nước ít quan tâm, ví dụ như hiện nay các hợp tác xã thủ công, các làng nghề truyền thống đang phát triển giúp người dân có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho bản thân người lao động và cho đất nước.
2.4 DNVVN phát triển góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, nguồn này sẽ được dùng cho lợi ích chung của quốc gia. Do đó, sản xuất kinh doanh phát triển tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong những năm vừa qua, do có sự quan tâm tạo diều kiện của nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, các DNVVN đã từng bước khẳng định vị trí của mình, hàng năm đã đóng góp trên 30% ngân sách nhà nước. Từ đó góp phần giảm sự mất cân đối của cán cân ngân sách, phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.
2.5 DNVVN phát triển tạo điều kiện thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội
Mục đích chính của các nhà doanh nghiệp là lợi ích kinh tế, tuy nhiên sự hình thành và phát triển của nó đã tạo ra không ít những lợi ích xã hội mà một trong những lợi ích đó là sự góp phần đáng kể của nó vào việc giải quyết công ăn việc làm. Việt Nam hàng năm có khoảng 16 triệu người đến độ tuổi lao động, ngoài ra còn một số lượng lớn những người bán thất nghiệp ở nông thôn và thành thị. Đây là nguồn lao động rất đông đảo mà quốc gia không thể khai thác hết được nêu chỉ thông qua các doanh nghiệp quốc doanh. Các DNVVN thường có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư không nhiều, có thể thành lập bởi một cá nhân, một gia đình hoặc một số người liên kết lại cộng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động, là nơi cung cấp việc làm nhanh nhất cho lực lượng lao động kể trên. Theo số liệu của bộ lao động thương binh và xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm từ 13% năm 1989 xuống còn 6,2% năm 1994 và hàng năm có khoảng gần 1 triệu lao động mới được bổ sung vào lực lượng lao động trong lĩnh vực DNVVN.
2.6 DNVVN phát triển tạo ra thị trường rộng lớn cho hoạt động của các ngân hàng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường, DNVVN ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể. Tính đến tháng 12 năm 1997, cả nước có khoảng 32435 doanh nghiệp với số vốn pháp định là 14726 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Để thuận tiện cho công tác thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp đều mở tài khoản tiền gửi tại hệ thống ngân hàng thương mại. Nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tư nhân đến cuối năm 1997 đạt 19,4 tỷ đồng. Đây có thể coi là nguồn vốn rẻ và dồi dào cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, nếu các ngân hàng có thể tổ chức tốt công tác thanh toán tạo ra nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng.
Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng để các ngân hàng cung cấp vốn tín dụng. Thiếu hụt về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là điểm hạn chế nổi bật của các DNVVN. Với sự phát triển ngày càng mạnh của các DNVVN thì nhu cầu về vốn càng tăng và thị trường hoạt động tín dụng của các ngân hàng càng được mở rộng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các nghiệp vụ ngân hàng khác. Tuy nhiên, đáng tiếc trên thực tế hiện nay các ngân hàng còn ngần ngại khi lựa chọn các DNVVN làm khách hàng, đặc biệt là trong hoạt động cho vay.
Phát triển sản xuất, củng cố lưu thông tiền tệ ổn định sức mua đồng tiền là điều kiện tiên quyết để thu hút lượng tiền mặt vào ngân hàng, cũng là cơ sở để kiềm chế lạm phát. DNVVN phát triển sẽ làm xích lại gần các mối quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ, góp phần ổn định tiền tệ quốc gia.