Về phía NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 77 - 93)

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Hiện nay, với việc thẩm định khách hàng cá nhân, một cổng thông tin dữ liệu quan trọng giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Để tạo thành một kênh thông tin tin cậy giúp các NHTM trong quản lý rủi ro và cho vay, năm 1999 NHNN đã chính thức thành lập CIC trên cơ sở tách Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng

- NHNN. CIC trở thành đơn vị sự nghiệp có chức năng thu nhận, phân tích, cung cấp thông tin, làm đầu mối của toàn hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam.

Đối với các khách hàng cá nhân, bản tin của CIC thông báo khá chi tiết và cụ thể về tình hình quan hệ tín dụng hiện tại, biểu đồ diễn biến phát sinh dư nợ 3 năm gần nhất, diễn biến nợ xấu trong 3 năm gần nhất, các thông tin khác như: số lượt hỏi tin về khách hàng, các hình thức vay vốn của khách hàng trong 3 năm gần nhất, tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng cá nhân trên cả nước là khá lớn, vượt quá khả năng phục vụ của CIC thì chất lượng thông tin khách hàng do CIC cung cấp nhiều khi còn chưa đầy đủ. Mặt khác, sự phối hợp giữa CIC và các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, liên quan đến cả quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và của cả khách hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép triển khai thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, nhưng vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Vì vậy, NHNN cần tích cực hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thông tin tài chính của CIC. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ không chỉ cho CIC nói riêng mà còn cho cả hệ thống thông tin tín dụng phát triển.

Với việc cho phép thành lập trung tâm thông tin tín dụng cá nhân, có thể coi đây là quyết định đúng đắn của NHNN. Tuy nhiên, NHNN cần hoàn thiện văn bản hướng dẫn để hoạt động của các trung tâm này thực sự đem lại hiệu quả cho các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống.

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

NHNN cần nâng cao chất lượng cán bộ bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ. Ngoài ra NHNN còn phải thường xuyên mở các buổi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ ngân hàng, đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết mà cán bộ ngân hàng cần phải có. Có như vậy thì chất lượng cán bộ mới được nâng lên và được đòi hỏi ngày càng cao khi nước ta gia nhập WTO. Đặc biệt các nhóm cán bộ tín dụng chuyên trách các khách hàng cá nhân cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để thu thập thông tin và đánh giá, thẩm định khách hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Techcombank trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Luận văn đưa ra những trường hợp ngân hàng nước ngoài thành công trên thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho Techcombank nói riêng.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân ở Techcombank cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân ở Techcombank như: sản phẩm tín dụng cá nhân; những kết quả đạt được trong triển khai tín dụng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục như: chưa tạo được sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tổ chức bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu… và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển tín dụng cá nhân tại Techcombank như: chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng cá nhân một cách toàn diện, hạn chế do trình độ quản lý, mạng lưới kênh phân

phối hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu tính đồng bộ trong triển khai bán lẻ từ Hội sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Techcombank, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển tín dụng cá nhân đối với bản thân Techcombank như: phát triển kênh phân phối; phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân; cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân; giải pháp hỗ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Techcombank trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của Techcombank nói riêng và của những ngân hàng thương mại khác nói chung. Vì trong tình hình hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hướng tích cực trong phát triển ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình

1. TS Hồ Diệu (2000), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

4. TS Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê.

Báo, tạp chí

1. ThS Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), Hoàn thiện hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với các NHTM, Tạp chí Ngân hàng số (22), tr.25-26. 2. Ths Nguyễn Thị Minh Huệ (2011), Giảm tăng trưởng tín dụng: khó kéo

lãi suất xuống, Tạp chí kinh doanh, (79), tr.11.

3. TS Nguyễn Đắc Hưng (2008), Cạnh tranh phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 31-32.

4. Nguyễn Đức Lệnh (2011), Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT- NHNN: Những tác động đối với thị trường tiền tệ, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (8), tr.44.

5. TS Phạm Tiến Thành và ThS Lê Thị Vân Khanh (2011),Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các NHTM tại Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (7), tr. 35-36.

6. TS Nguyễn Ngọc Thảo (2010), Một số giải pháp đào tạo nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (24), tr.54-55.

Tài liệu nội bộ

1. Báo cáo tài chính của Techcombank năm 2012, 2011, 2010, quý I/2013 2. Báo cáo tổng kết của Techcombank năm 2012, 2011, 2010

3. Báo cáo của Chủ tịch hội đồng quản trị Techcombank năm 2012, 2011, 2010 4. Cẩm nang tín dụng của khối Quan hệ khách hàng cá nhân - Ngân hàng

TMCP Techcombank

1. Nguyễn Hoài (2011), Lãi suất: Chặn đầu vay thay cho đầu gửi, tải từ Website: http://vneconomy.vn/20110408085732668P0C6/lai-suat-chan- dau-vay-thay-cho-dau-gui.htm

2. Trần Nguyễn (2010), Mạnh tay cho vay tiêu dùng, tài tử website: http://vnbusiness.vn/articles/m%E1%BA%A1nh-tay-cho-vay-ti

%C3%AAu-d%C3%B9ng

3. Trịnh Minh Đức (2007), ABBank cùng Prévoir cho vay mua nhà có bảo hiểm , tải từ website: http://vneconomy.vn/66501P0C17/abbank-cung- prevoir-cho-vay-mua-nha-co-bao-hiem.htm

4. www.techcombank.com.vn

PHỤ LỤC 1

SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

1. Cho vay Bất động sản

1.1. Cho vay mua Bất dộng sản

 Thời hạn và hạn mức vay

Hình thức vay Hạn mức Thời hạn vay Tối đa Tối thiểu

Mua nhà/nhà gắn liền với quyền sử dụng đất/ căn hộ để ở - 10 tỷ đồng - 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng 100 triệu đồng - Tối đa: 25 năm - Tối thiểu: 1 năm Nhận chuyển quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu tài sản

(nguồn: techcombank.com.vn)

 Phương thức trả nợ: Linh hoạt,Lãi trả hàng tháng và gốc trả theo định kỳ hàng tháng/quý

 Điều kiện vay vốn:

o Khách hàng là công dân Việt nam cư trú tại Việt nam; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi ( tại thời điểm tất toán khoản vay khách hàng không quá 65 tuổi)

o Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ rang

o Có vốn tự có tối thiểu chiếm 30% tổng nhu cầu vay vốn

o Có tài sản đảm bảo cho khoản vay: có thể lựa chọn một trong các hình thức tài sản đảm bảo sau: (1) Tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng ( nhà/đất và tài sản gắn liền với đất …….). (2) Tài sản đảm bảo chính là căn nhà định mua. Nếu tài sản đảm bảo đang được hình thành thì phải nằm trong dự án đã ký hợp đồng liên kết với Techcombank. (3) Tài sản đảm bảo chính là căn nhà định mua. Nếu tài sản đảm bảo đang được hình thành thì phải nằm trong dự án đã ký hợp đồng liên kết với Techcombank . (4) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3

1.2. Cho vay tiêu dùng thế chấp bằng BĐS

 Thời hạn vay: từ 3 đến 180 tháng (15 năm)

 Hạn mức vay: 50 triệu - 3 tỷ đồng nhưng không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm

 Phương thức tính lãi: lãi tính trên dư nợ thực tế

 Tài sản bảo đảm: bất động sản thuộc sở hữu người vay vốn hoặc do bên thứ ba bảo lãnh

 Điều kiện vay vốn: (1) Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng để thực hiện các nghĩa vụ với Techcombank. (2) Tại thời điểm vay vốn

khách hàng không có nợ xấu tại Techcombank hoặc các tổ chức tín dụng khác

2. Cho vay mua xe ô tô

 Đối tượng vay: (1) Khách hàng là cá nhân vay mua ô tô với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh. (2) Khách hàng là hộ kinh doanh vay mua ô tô với mục đích kinh doanh có ngành nghề theo đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích sử dụng vốn của phương án kinh doanh cần vay vốn và thời gian hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm đăng ký liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương về thời gian kinh doanh thực tế tối thiểu 12 tháng

 Thời hạn và hạn mức vay

Stt Loại xe mua Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm

Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị xe mua (*)

Thời hạn cho vay tối đa

1 Tất cả các loại xe

trừ loại 4 dưới đây Bất động sản 70% 90% 60 tháng 2 Xe ô tô con, xe du

lịch, xe khách, xe nhập khẩu nguyên chiếc hoặc do các hãng ô tô có uy tín thuộc hiệp hội VAMA sản xuất trong nước (mới 100%). Chính chiếc xe định mua 70% 70% 48 tháng 3 Xe ô tô con , xe du lịch, xe khách đã lưu hành nhưng còn giá trị từ 80% trở lên hoặc xe mới có linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc

Chính chiếc xe

4 Xe ô tô tải nhẹ có trọng tải <5 tấn và là xe tải mới chưa qua sử dụng

Chính chiếc xe

định mua 50% 50% 36 tháng

Xe ô tô tải mới chưa qua sử dụng (không giới hạn trọng tải) Bất động sản 70% 70% 48 tháng Chính chiếc xe định mua (loại xe được phép nhận làm TSBD theo phê duyệt khác biệt trong từng thời kỳ)

Tuân theo phê duyệt khác biệt trong từng thời kỳ

(nguồn: techcombank.com.vn)

 Tài sản đảm bảo: lựa chọn một trong các hình thức tài sản đảm bảo sau (1) Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn. (2) Tài sản đảm bảo chính là chiếc xe muốn mua. (3) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

 Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng

3. Cho vay tiêu dùng

3.1. Cho vay tiêu dùng trả góp không có Tài sản đảm bảo (TSĐB)

 Điều kiện vay: Tuổi từ 25 đến 50 với nữ, 55 với nam. Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn. Tổng thu nhập qua ngân hàng từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên. Hộ khẩu thường trú/ KT3 tại nơi đăng ký vay vốn và Một số điều kiện khác theo quy định của Techcombank

 Thời gian vay linh hoạt từ 12-36 tháng

 Mức cho vay: Số tiền được vay tối đa lên tới 7 tháng thu nhập thực tế và không vượt quá 200 triệu đồng

 Phương thức trả nợ: Tiền lãi tính theo dư nợ thực tế và được cố định trong suốt thời gian vay

3.2. Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá

 Điều kiện vay vốn: Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP đáp ứng đủ các điều kiện

quy định trong Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, Quy chế cho vay của Ngân hàng Kỹ thương Việt nam và các quy định khác của Pháp luậậ̣t

 Phương thức trả nợ: Trả gốc và lãi cuối kỳ. Hoặc lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng/hàng quý/6 tháng/cuối kỳ.

 Các loại chứng từ có giá nhận cầm cố: Sổ tiết kiệm, Thẻ tiết kiệm Phát lộc, Sổ tiết kiệm định kỳ, Sổ tiết kiệm dài hạn (ngoại tệ hoặc VNĐ), chứng chỉ vàng... của Techcombank  Hạn mức vay STK/TKTK bằng VNĐ STK/TKTK bằng USD/EUR Chứng chỉ vàng

Giá trị cho vay tối đa/giá trị định

giá STK/TKTK/ Chứng chỉ vàng 95%

85-90%

80%

(nguồn: techcombank.com.vn)

 Thời gian vay

(nguồn: techcombank.com.vn)

3.3. Cho vay du học

 Điều kiện vay vốn: (1) Khách hàng là công dân Việt Nam. (2) Có giấy trúng tuyển của các đơn vị đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Namhoặc các Đơn vị nước ngoài. (3) Có vốn tự có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn đối với trường hợp vay vốn phục vụ mục đích chi trả tiền học phí, sinh hoạt phí. (4) Có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn đối với trường hợp vay vốn phục vụ mục đích chứng minh tài chính. (5) Có nguồn thu nhập ổn định để thanh toán nợ vay cho Ngân Hàng. (6) Không có nợ xấu tại Techcombank

STK/TKTK bằng VNĐ STK/TKTK bằng USD/EUR Chứng chỉ vàng STK/TKTK tự động tái tục

Tối đa 12 tháng Tối đa 03 tháng STK không tự

động tái tục

Tối đa 12 tháng và không vượt quá vượt quá thời hạn còn lại của STK

Tối đa 03 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của STK

Tối đa 8 tuần nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Chứng chỉ vàng.

hoặc các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm vay vốn. (7) Có tài sản đảm bảo cho khoản vay ( tài sản cầm cố, thế chấp, giấy tờ có giá .. hoặc bên thứ ba bảo lãnh).

 Thời hạn vay: tối thiểu 03 tháng và tối đa 120 tháng.

 Hạn mức vay tối đa: Tối đa lên đến 85% tổng chi phí của khóa học, bao gồm tiền vé máy bay, tiền học phí, chi phí visa, bảo hiểm…và tiền ăn ở sinh hoạt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 77 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w