Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trải qua một lịch sử phát triển lâu dài và đƣợc đánh dấu bằng những sự kiện chính sau:
Năm 1902, Harberland là ngƣời đầu tiên dựa trên thuyết tế bào của Schleiden và Schwann đề xuất phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Tuy nhiên ông đã không thành công trong các thí nghiệm nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ lá của một số cây thuộc lớp một lá mầm (Nguyễn Đức Thành, 2002) [15].
Năm 1929 - 1933 lần lƣợt Bchumuker, Scheitter, Pfcifer và Lance thành công trong việc nuôi cấy một đoạn đầu mút rễ hoàn chỉnh [2].
Năm 1934 với công trình của White (Mỹ) ông đã nuôi cấy thành công rễ cà chua (Lycopersicum esculanum) trên môi trƣờng lỏng chứa muối khoáng, glucose và dịch chiết nấm men. Năm 1935 Thimann đã phát hiện ra Auxin (IAA) trong mô thực vật (Đỗ Năng Vịnh, 2005) [19].
Trong những năm 1940, nhiều chất điều hòa sinh trƣởng thuộc nhóm Auxin đƣợc tổng hợp thành công (NAA, 2,4D) và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong nuôi cấy mô cùng với nƣớc dừa, kết quả chúng có tác dụng kích thích tạo
mô sẹo, thúc đẩy phân chia tế bào rõ rệt [16]. Skoog và Mille (1956) đã tìm hiểu ảnh hƣởng của tỷ lệ Auxin/Xitokinin trong môi trƣờng nuôi cấy đến sự hình thành cơ quan và tạo đƣợc chồi từ mô thuốc lá nuôi cấy [19].
Morel (1960) đã thực hiện bƣớc ngoặt cách mạng trong sử dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng trong nhân nhanh các loại địa lan cymbidim [1]. Guha và cộng sự (1966) thành công trong nuôi cấy thể đơn bội ở cà độc dƣợc từ bao phấn [20]. Năm 1967-1968, lần lƣợt Nichokoi, Nakato và cộng sự tạo đƣợc cây đơn bội từ bao phấn thuốc lá [15]. Takeb (1971) tái sinh thành công cây thuốc lá từ tế bào trần [16].
Từ năm 1980, hàng loạt nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã đƣợc công bố. Ngày nay nuôi cấy mô và tế bào không những là một cơ sở quan trọng của công nghệ sinh học hiện đại, công cụ quan trọng trong chọn tạo và nhân giống hiện đại mà còn đóng góp những cơ sở lý luận mới cho sinh học hiện đại [1].