Nhân giống cây Ba kích

Một phần của tài liệu Nhân giống cây ba kích tím (Morinda officinalis How) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tại Quảng Ninh (Trang 35 - 37)

Trƣớc đây cây Ba kích chủ yếu đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp truyền thống là gieo hạt hoặc giâm cành t ừ cây mẹ để lại ở v ụ trƣớc. Qua thời gian giống bị thoái hoá dẫn đến năng suất và phẩm chất bị giảm sút, nguồn gốc giống không đƣợc kiểm soát, không có xuất xứ rõ ràng

Hiện nay, vấn đề nhân giống là một tồn tại, cản trở việc mở rộng diện tích trồng Ba kích. Cây trồng sau 15 tháng mới có 3,5 - 5% số cây ra hoa và sau 22 tháng mới có 1,5% số cây đậu quả. Sau 3 năm tỷ lệ này cũng chỉ đạt khoảng 45 - 50% và hệ số nhân giống bằng hạt chỉ đạt 1,1 năm. Ba kích cũng có thể nhân giống bằng giâm cành, nhƣng hệ số nhân của phƣơng pháp này chỉ đạt 0,61/năm, mặc dù đã sử dụng các chất kích thích sinh trƣởng [7]. Tóm lại, các phƣơng pháp nhân giống truyền thống nhƣ gieo hạt, giâm cành không thể đáp ứng nhu cầu về cây giống để phát triển trồng Ba kích, ít nhất là trong vòng 10 - 15 năm tới, chƣa kể đến những hạn chế của phƣơng pháp này đối sự sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng của cây trồng. Để kiểm soát đƣợc nguồn gốc giống, nâng cao chất lƣợng cây giống đem trồng, đồng thời nhân giống cây Ba kích theo quy mô công nghiệp nhằm tiến tới cung cấp giống tại chỗ thì cần phải áp dụng phƣơng pháp nhân giống hiện đại là nuôi cấy mô. Ƣu điểm nổi trội của phƣơng pháp này là khắc phục cơ bản những nhƣợc điểm của các phƣơng pháp trên, đồng thời sản xuất ra số lƣợng lớn cây giống theo hƣớng công nghiệp, ổn định về mặt di truyền, cho năng suất và chất lƣợng cao.

Tuy nhiên, những nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô cây Ba kích ở trong nƣớc còn khá mới mẻ, tuy đã đƣợc một số tác giả đề cập đến, song các nghiên cứu chủ yếu bằng phƣơng pháp giâm cành nếu ứng dụng vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế nhất định và mang lại hiệu quả kinh tế chƣa cao.

Viện Khoa học Lâm nghiệp đã có công trình nghiên cứu về thử nghiệm thuốc giâm hom cho cây Ba kích.

Đặng Ngọc Hùng, Ngô Xuân Bình, Nguyễn Thị Minh Trâm Bộ môn Công nghệ tế bào – viện khoa học sự sống – Đại học nông lâm Thái Nguyên. Nghiên cứu nhân giống cây Ba Kích bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô với các giai đoạn nhân nhanh cho HSNC 1,68 lần với môi trƣờng MS* + 4mg/l BAP + 2mg/l Kinetin + 0,3 mg/l NAA. Và tỷ lệ chồi ra rễ 75% với 0,2mg/l IBA + MS*[14].

Những cơ sở hiện nay đang nhân giống bằng nuôi cấy mô, tế bào ở quy mô lớn trong lâm nghiệp nƣớc ta lâm nghiệp nƣớc ta là Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc viện khoa học lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh Phú Thọ, Công ty giống lâm nghiệp trung ƣơng, Trung tâm nghiên cứu khoa học sản xuất và ứng dụng Lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Trƣờng đại học lâm nghiệp, Trƣờng đại học nông lâm Thái Nguyên... Hiện nay một số tỉnh và địa phƣơng đã thành lập phòng nuôi cấy mô để phục vụ cho công tác giống cây trồng và đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố ở hầu nhƣ chủ yếu tập trung vào cây gỗ bạch đàn, cây keo chƣa liên quan tới cây Ba kích. Vì vậy, việc sử dụng công nghệ tế bào thực vật (hay gọi là nuôi cấy mô, tế bào) để nhân giống Ba kích là yêu cầu rất cấp bách.

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhân giống cây ba kích tím (Morinda officinalis How) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tại Quảng Ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)