Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tƣ có hạn, việc quản lý tại các khu đô thị tập trung dân cƣ với số lƣợng lớn, các KCN, mức độ ô nhiễm do CTR gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chƣa thích hợp, chỉ là nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, khôn đƣợc che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc, không khí…., ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Lƣợng CTR sinh hoạt tại các đô thị ở các nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Tỷ lệ rác thải tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tại tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (12,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tăng đồng đều hằng năm với tỷ lệ tăng ít hơn (5%). Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2011 của Bộ TN-MT [2] trong các năm qua tốc độ gia tăng CTR ở toàn quốc là 10%/năm.
Tổng lƣợng phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ kinh doanh là chủ yếu. Lƣợng còn lại từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế… CTR nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhƣng chƣa đƣợc xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTR sinh hoạt.
Theo số liệu điều tra từ Tổng cục Môi trƣờng (2010) [33] lƣợng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. Tuy
chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng lƣợng CTR đô thị phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (tƣơng đƣơng 2.920.000 tấn/năm), chiếm 45,24% tổng lƣợng CTR phát sinh từ tất cả các đô thị (bảng 1.7).
Bảng 1.7. Lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007
STT Loại đô thị Lƣợng CTRSH bình quân trên đầu ngƣời (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2007 [33]
Theo số liệu của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ Xây dựng (2010) khối lƣợng CTR đô thị ở Việt Nam vào năm 2003 chỉ 6.400.000 tấn, năm 2008 đã tăng đến 12.802.000 tấn (tăng 2,0 lần chỉ sau 5 năm).
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển KT - XH) thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lƣợng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lƣợng CTRSH các đô thị loại 3 trở lên của cả nƣớc), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng Sông Hồng có lƣợng phát sinh CTR đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lƣợng phát sinh rác thải đô thị ít nhất cả nƣớc chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lƣợng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (bảng 1.8). Đô thị có lƣợng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày: chỉ tính vùng nội thành); đô thị có lƣợng CTR phát sinh ít nhất
là TP Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày; thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) 12,6 tấn/ngày, TP Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và TX Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Bảng 1.8. Lƣợng CTR đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2007
STT Đơn vị hành chính
Lƣợng CTRSH bình quân trên đầu ngƣời
(kg/ngày/ngƣời) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đồng bằng Sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060 2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.860 3 Tây Bắc 0,75 190 69.350 4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 175.575 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,85 1.640 598.600 6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250 7 Đông Nam Bộ 0,97 6.713 2.450.245 8 Đồng bằng sông Cửu Long 0,61 2.136 799.640 Tổng cộng 0,73 17.692 6.457.580
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2007 [33]
Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị bình quân trên đầu ngƣời tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tƣơng đối cao (0,84 – 0,96kg/ngƣời/ngày); đô thị loại II loại III có tỷ lệ phát sinh CTR đô thị bình quân trên đầu ngƣời là tƣơng đƣơng nhau (0,72 – 0,73kg/ngƣời/ngày); đô thị loại IV khoảng 0,65kg/ngƣời/ngày. Số liệu trên cho thấy, tổng lƣợng CTR phát sinh tại các đô thị ở nƣớc ta ngày càng gia tăng, với tỷ lệ tƣơng đối cao (10%/năm). Tổng lƣợng CTR tại các đô thị loại III trở lên và 1 số đô thị loại IV tăng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004, tổng lƣợng CTR của tất cả các đô thị của Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo lƣợng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh đến năm 2020 khoảng 22 triệu tấn/năm.