Trong các năm qua, kinh tế của TX Sông Công liên tục tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thƣơng mại; giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Giá trị sản xuất (theo giá cố định) năm 2010 công nghiệp: xây dựng: thƣơng mại dịch vụ: nông lâm nghiệp là 41,8% : 19,6% : 25,1% : 13,5%, đến năm 2011 cơ cấu công nghiệp: xây dựng: thƣơng mại dịch vụ: nông lâm nghiệp là 43,4% : 31% : 22% : 3,6%.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhìn chung duy trì đƣợc nhịp độ phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trƣởng khá. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá thực tế) khoảng 1.759,6 tỷ đồng, tăng 13% so với kế hoạch, tăng 36,7% so với năm 2010. Trong đó, công nghiệp quốc doanh đạt 882 tỷ đồng, tăng 37,8% so với năm 2010; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng đạt 827 tỷ đồng tăng 38,29% so với năm 2010; công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 50,6 tỷ đồng, tăng 3,52% so với năm 2010.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp tập trung Sông Công tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển. Tính đến cuối năm 2011 đã thu hút đƣợc 31 dự án, trong đó có 27 dự án đầu tƣ trong nƣớc, 4 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tƣ gần 1.600 tỷ đồng, thu hút đƣợc trên 4.500 lao động, tăng 1.000 lao động so với cuối năm 2010.
Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ
Hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2011 ƣớc đạt khoảng 588 tỷ đồng, bằng 94,53% so với kế hoạch, tăng 8,09% so với năm 2010.
Hoạt động bƣu chính viễn thông và ngành điện, nƣớc của thị xã tiếp tục đƣợc mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng đƣợc duy trì thƣờng xuyên đã từng bƣớc ổn định thị trƣờng, đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Nhìn chung do ảnh hƣởng của giá cả thị trƣờng trong nƣớc nên nhiều mặt hàng trên địa bàn thị xã cũng tăng, nhất là hàng tiêu dùng, lƣơng thực, thực phẩm, vật tƣ nông nghiệp...
Sản xuất nông nghiệp
Thực hiện mục tiêu của đại hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây con, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất tập trung trọng điểm là: phát triển sản xuất cây lƣơng thực, thực phẩm, đẩy mạnh trồng cây chè theo mô hình kinh tế vƣờn đồi..
Cơ cấu giá trị sản xuất tính theo giá cố định năm 2011: trồng trọt 67,48%, chăn nuôi 27,27%, thuỷ sản 3,82%, lâm nghiệp 1,43%. Diện tích chè đến năm 2011 là 619 ha; tổng đàn lợn năm 2011 là 20.000 con, tăng 1,5 lần so với năm 2010.
- Thuận lợi: Nhìn chung thị xã Sông Công có vị trí thuận lợi, là một trong
những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, có điều kiện để phát triển công nghiệp. Nơi tập trung khu, cụm công nghiệp, với nguồn lao động dồi dào... Đời sống, kinh tế xã hội phát triển đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý chất thải, trong đó có CTRSH. Theo địa hình, các xã, phƣờng ở khu vực phía Tây với địa hình đồng bằng, đồi núi thấp có nhiều thuận lợi hơn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH so với các xã, phƣờng ở khu vực phía Đông.
- Khó khăn: Toàn thị xã có 10 xã, phƣờng, tuy nhiên nhiều tuyến đƣờng liên xã, phƣờng hay thôn, xóm còn nhỏ, hẹp, hạn chế cho việc phát triển kinh tế và thu gom rác thải. Việc không thu gom, xử lý rác tại các khu vực đó đang gây ra nhiều áp lực đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.