Xây dựng quy chế quản lý CTR đô thị trên địa bàn thị xã Sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, dự báo sự gia tăng chất thải rắn đô thị tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 72 - 102)

Một trong những nội dung để đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác quản lý CTR đó việc xây dựng quy chế quản lý CTR trên địa bàn thị xã, trong đó quy định cụ thể về:

- Trách nhiệm của các thành phần tham gia hệ thống quản lý CTR: trách nhiệm của UBND thị xã, các phòng chuyên môn thuộc UBND thị xã liên quan, UBND phƣờng, xã; trách nhiệm của đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR cấp huyện và tổ vệ sinh môi trƣờng tại các phƣờng, xã.

- Cơ chế phối hợp giữa các thành phần tham gia trong hệ thống quản lý CTR gồm:

+ Phối hợp giữa các đơn vị quản lý cấp huyện (UBND thị xã và các phòng liên quan) với UBND các xã, phƣờng;

+ Tổ chức triển khai sự chỉ đạo của UBND thị xã với Ban Quản lý đô thị, UBND phƣờng, xã với tổ vệ sinh môi trƣờng;

+ Phối hợp giữa Ban Quản lý đô thị với tổ vệ sinh môi trƣờng các phƣờng, xã; + Phối hợp giữa các đơn vị và chế độ báo cáo của các đơn vị với cơ quan quản lý và cơ quan cấp trên.

3.5.1.2. Xây dựng hướng dẫn về việc thành lập tổ vệ sinh môi trường tại các xã, phường

- Cơ cấu tổ chức của đội vệ sinh môi trƣờng;

- Quy chế hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động;

3.5.1.3. Xây dựng một số văn bản kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý CTR đô thị cụ thể cụ thể

- Quy định về phân loại CTR đô thị tại nguồn; - Quy định về thời gian, tuyến thu gom CTR đô thị; - Quy định về các hoạt động trung chuyển và vận chuyển.

3.5.2.4. Xây dựng hệ thống giám sát, tư vấn và tuyên truyền

- Xây dựng hệ thống giám sát của thị xã với nòng cốt là các cán bộ của UBND xã, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội… cùng tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống quản lý CTR tƣ nhân.

- Tổ chức tƣ vấn về chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ tƣ vấn về các chính sách, quy chế của Nhà nƣớc trong lĩnh vực xã hội hóa quản lý CTR…để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các tổ chức, đơn vị quan tâm đến lĩnh vực này.

- Tổ chức các lớp tập huấn định kỳ cho các cán bộ, công nhân viên thực hiện quản lý CTR.

- Tuyên truyền phổ biến đến ngƣời dân các quy định về việc quản lý CTR giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia vào việc bảo vệ môi trƣờng.

- Tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng trong các trƣờng học bằng việc đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức, xây dựng ý thức tự giác đối với việc bảo vệ môi trƣờng ngay từ lứa tuổi học đƣờng.

3.5.2. Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTR đô thị

3.5.2.1. Cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước

- Cụ thể hóa các hoạt động quản lý đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc;

- Cơ chế hỗ trợ Ban Quản lý đô thị thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị;

- Cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động thu gom CTR của tổ vệ sinh môi trƣờng đƣợc thành lập ở các xã, phƣờng từ ngân sách nhà nƣớc

- Ban hành định mức xử lý CTR tại nhà máy xử lý CTR; chi phí duy trì cho việc duy tu, bảo dƣỡng thiết bị của nhà máy

- Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí dịch vụ thu gom CTR trên địa bàn thị xã.

3.5.2.2. Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia quản lý CTR đô thị tế tư nhân tham gia quản lý CTR đô thị

- Chính sách khuyến khích tái sinh, tái chế;

- Chính sách khuyến khích xử lý CTR (chôn lấp, thiêu hủy, làm phân bón…);

- Xây dựng hệ thống khuyến khích trong lĩnh vực tài chính, tín dụng gồm:

+ Hệ thống phí dịch vụ phù hợp dựa trên nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”, tiến đến xây dựng đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý cho từng đối tƣợng.

+ Hệ thống thuế theo hƣớng ƣu đãi nhất cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tƣ nhân để khuyến khích họ tham gia vào chƣơng trình quản lý CTR.

+ Hỗ trợ lãi xuất khi tiến hành vay vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ;

+ Hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ;

+ Trợ giá cho các sản phẩm tạo thành từ việc xử lý CTR.

- Chính sách về xử lý khen thƣởng các tổ chức, đơn vị thực hiện các công đoạn trong hệ thống quản lý CTR.

3.5.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý CTR đô thị

Theo Đề án thành lập các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các phƣờng, xã đang đƣợc UBND thị xã triển khai xây dựng, mô hình quản lý CTR trên địa bàn thị xã cần đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:

Hình 3.7. Mô hình đề xuất quản lý CTR trên địa bàn TX Sông Công

Theo đó, mô hình quản lý CTR của thị xã cần bổ sung sự tham gia và trách nhiệm của UBND các phƣờng, xã và các tổ vệ sinh môi trƣờng của các xã, phƣờng. Việc thành lập các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã, phƣờng nhằm mở rộng phạm vi thu gom tại các khu vực nội thị chƣa đƣợc cung cấp dịch vụ và triển khai thu gom CTR đô thị tại các khu vực tập trung dân cƣ của các xã. Việc thu gom CTR đô thị tại các hộ gia đình đến điểm tập kết, trung chuyển sẽ do các tổ vệ sinh môi trƣờng chịu trách nhiệm. Ban Quản lý đô thị sẽ thực hiện công tác vệ sinh đƣờng phố, các khu vực công cộng, vận chuyển chất thải từ điểm tập kết, trung chuyển về khu xử lý và tiến hành xử lý. Kinh phí hoạt động của tổ vệ sinh môi trƣờng sẽ đƣợc hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nƣớc và một phần từ phí thu gom rác của các hộ gia đình.

3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTR ĐÔ THỊ PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN TX SÔNG CÔNG KIỆN TX SÔNG CÔNG

Ngoài công nghệ xử lý CTR ở Nhà máy xử lý chất thải Tân Quang đã nêu ở trên, để đáp ứng yêu cầu xử lý khối lƣợng CTR ngày càng tăng, UBND TX đã đề xuất lập một trung tâm xử lý CTR tại bãi chứa rác hiện nay của Nhà máy Tân Quang (hoặc tại phƣờng Thắng Lợi).

UBND THỊ XÃ SÔNG CÔNG

PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

PHÒNG KINH TẾ XÂY DỰNG

BAN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

BỘ PHẬN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHÁT THẢI RẮN SINHHOẠT UBND XÃ,

PHƢỜNG

Do diện tích các khu này khá nhỏ (chỉ vài ha) và khoảng cách đến các khu dân cƣ liền kề tƣơng đối gần (dƣới 1.000 m, trên địa bàn TX Sông Công không có điểm nào trong vòng 1.000 m không có khu dân cƣ), do vậy việc lựa chọn công nghệ xửa lý cần thận trọng: vừa đảm bảo hiệu quả xử lý cao, vừa khả thi về công nghệ và tài chính. Vì vậy luận văn này trên cơ sở tham khảo báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học quy hoạch hệ thống các khu xử lý CTR ngoại thành thành phố Hải Phòng” do Lê Trình chủ nhiệm (2006) [12] đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp công nghệ phù hợp các mục tiêu này.

3.6.1. Yêu cầu về công nghệ xử lý và so sánh, lựa chọn các công nghệ phù hợp

Yêu cầu:

- Đảm bảo xử lý CTR có hiệu quả cao, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng. - Có tính khả thi về công nghệ, kinh tế trong giai đoạn từ nay đến 2020 và tính tới khả năng về công nghệ và kinh tế giai đoạn sau 2020.

- Đƣợc sự chấp nhận của đông đảo quần chúng.

Các công nghệ xử lý CTR đô thị đƣợc áp dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam hiện nay đƣợc tóm tắt nhƣ sau.

Chôn lấp

Trong tất cả các phƣơng pháp xử lý CTR nói chung và CTR đô thị nói riêng, chôn lấp (landfill) là biện pháp phổ biến và đơn giản nhất. Về thực chất, đây là phƣơng pháp lƣu giữ chất thải tại một bãi đất trống. Phƣơng pháp này không chỉ đang đƣợc áp dụng ở các nƣớc nghèo mà ở cả các nƣớc giàu (Nhật Bản, Mỹ, Anh…). Ngay cả khi tất cả CTR đƣợc xử lý theo các phƣơng pháp đốt, làm phân compost... vẫn phải cần chôn lấp tro sau khi đốt, chất trơ sau khi làm phân compost... Chính vì thế chôn lấp là phƣơng pháp không thể thiếu trong tất cả các phƣơng pháp xử lý. Có hai loại hình chôn lấp là chôn lấp không kiểm soát (open landfill) và chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill).

- Chôn lấp không kiểm soát

Thực chất đây là phƣơng pháp đổ đống ở bãi rác và đƣợc xử lý bằng đốt rác tại bãi, phủ lớp đất sau khi bãi đầy. Phƣơng pháp này rẻ tiền, đơn giản nhƣng gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt, phân tán CTR ra các vùng lân cận; gây mùi hôi

thối cho dân cƣ xung quanh; là nơi lƣu chứa các loại vectơ gây bệnh truyền nhiễm (ruồi, muỗi, chuột…). Phƣơng pháp này không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng do vậy không nên áp dụng ở TX Sông Công.

- Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là phƣơng pháp chôn lấp CTR có kiểm soát để sự phân huỷ CTR khi chúng đƣợc chôn nén trong hố, rãnh có lớp lót và phủ lấp bề mặt, ít gây ô nhiễm môi trƣờng.

Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dƣỡng, axit hữu cơ và một số khí nhƣ CO2, CH4.

Các loại bãi chôn lấp thông dụng:

Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải đƣợc chất thành đống cao có thể đến 15m. Trong trƣờng hợp này xung quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn ảnh hƣởng nƣớc rác với nƣớc mặt xung quanh.

Bãi chôn lấp chìm: là loại bãi chìm dƣới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác cũ, hào, mƣơng, rãnh.

Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ đƣợc chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục đƣợc chất đống lên trên.

Ở tất cả các loại bãi này đều có các lớp lót nền đáy để ngăn ngừa nƣớc rỉ rác thấm vào tầng nƣớc ngầm.

Ưu điểm: Phƣơng pháp này tƣơng đối đơn giản, đầu tƣ không quá cao, dễ

vận hành và phù hợp với điều kiện tài chính, công nghệ của các huyện ngoại thành Hải Phòng. Đặc biệt từ các khu chôn lấp vệ sinh có thể thu các khí sinh học (CH4). Khí này có thể đƣợc sử dụng làm nhiên liệu cho trạm phát điện. Vì vậy đây là công nghệ phù hợp đối với TX Sông Công (và TP Thái Nguyên)

Nhược điểm: yêu cầu diện tích lớn, kém mỹ quan, có nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nếu không kiểm soát đƣợc nƣớc rỉ rác và có thể tạo ấn tƣợng xấu đối với công chúng nếu việc quản lý khu xử lý không tốt.

Thiêu đốt chất thải rắn

Thiêu và đốt rác là biện pháp xử lý CTR bằng cách oxy hoá ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy để chuyển hoá CTR thành các chất khí và CTR không cháy. Nhiên liệu cung cấp có thể là dầu, than hoặc khí gas.

Có ba công nghệ thiêu đốt đƣợc áp dụng: a) thiêu đốt CTR trong lò đốt ở nhiệt độ cao; b) thiêu đốt hở CTR ngoài trời; c) chuyển rác thành năng lƣợng.

Đốt hở ngoài trời

Là biện pháp chất đống tự nhiên rồi đốt nên tạo ra các loại khí thải độc hại và khói bụi gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Biện pháp này không nên áp dụng nhất là đối với các bãi gần khu dân cƣ.

Thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao (incineration)

Là biện pháp xử lý CTR trong lò thiêu ở nhiệt độ >8500C. Lò thiêu này có thể đƣợc chế tạo chuyên dụng hoặc có thể là lò nung của nhà máy xi măng.

Hơi H2O Dd hấp thụ Khí thải Khói lò Khói lò

H2O Nƣớc và xỉ

Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phƣơng pháp thiêu

Ưu điểm của phương pháp thiêu:

- Xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong chất thải rắn, đặc biệt hiệu quả với CTR công nghiệp, CTR nguy hại.

- Giảm thể tích chất thải: Tro bã sau khi đốt chỉ bằng 20% lƣợng chất thải ban đầu về trọng lƣợng, và 10% về thể tích.

- Có thể thu hồi dung môi hữu cơ và một số hoá chất từ chất thải công nghiệp. - Tiết kiệm đƣợc diện tích cần để chôn lấp CTR sau đốt

- Phƣơng pháp thiêu đốt là sự lựa chọn số một đối với các quốc gia công nghiệp có mật độ dân số cao, diện tích hẹp nhƣng có nguồn lực cao về công nghệ và

CTR Lò đốt Thu hồi nhiệt Làm lạnh Tháp hấp thụ Ống khói

tài chính (gần 100% CTR ở Singapore, 60% CTR ở Hà Lan, 50% CTR ở Nhật Bản đƣợc xử lý theo phƣơng pháp này).

Nhược điểm:

- Công nghệ phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.

- Giá thành đầu tƣ lớn, chi phí tiêu hao năng lƣợng và chi phí xử lý cao do ngoài việc đầu tƣ lò đốt thì cần phải lắp đặt thiết bị xử lý khí tiên tiến để tránh ô nhiễm môi trƣờng do khí thải. Chi phí cho thiết bị xử lý khí thải rất cao.

- Tro còn lại, đặc biệt là tro bay chứa nhiều chất độc nhƣ kim loại nặng, vì vậy thiết bị xử lý tro là cần thiết.

- Với các nhƣợc điểm này công nghệ thiêu đốt kín chƣa phù hợp với điều kiện TX Sông Công trong thời điểm hiện nay nhƣng cũng là phƣơng pháp cần tính tới trong giai đoạn sau 2020 khi đó Thái Nguyên sẽ có tiềm lực công nghệ, tài chính đảm bảo đầu tƣ cho công nghệ này.

Chuyển rác thành năng lƣợng

Biện pháp này cũng tƣơng tự nhƣ biện pháp thiêu đốt nhƣng thu hồi đƣợc nhiệt lƣợng từ lò đốt và chuyển vào hệ thống turbin khí để phát điện.

Biện pháp chuyển rác thành năng lƣợng tốn kém hơn biện pháp thiêu đốt thông thƣờng do phải đầu tƣ thêm một trạm phát điện ngay cạnh lò đốt (thông thƣờng trạm phát điện này có chi phí bằng 20% chi phí đầu tƣ cho lò đốt). Tuy nhiên đây là phƣơng pháp có hiệu quả kinh tế cao do vậy nhiều nhà máy thiêu rác ở các nƣớc công nghiệp (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…) kết hợp với trạm phát điện tạo ra nhà máy điện chạy bằng rác. Hiện nay một công ty Nhật Bản đang dự kiến đầu tƣ công nghệ này ở khu xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội).

Ưu điểm:

- Tạo ra một sản lƣợng điện giải quyết nhu cầu thiếu điện của địa phƣơng - Chỉ cần sử dụng than đá chất lƣợng thấp

Nhược điểm:

- Lƣợng điện sinh ra đôi lúc không ổn định.

- Chi phí lắp đặt cao hơn phƣơng pháp thiêu đốt trong lò kín do cần phải lắp đặt thêm turbin phát điện.

Nhìn chung phƣơng pháp yêu cầu phải gần nguồn cấp than chất lƣợng thấp, nếu không có than thì phải dùng dầu khi đó giá thành xử lý rất cao. Vì vậy biện pháp này không khả thi đối với TX Sông Công trong thời điểm hiện nay nhƣng có thể phải tính tới trong thời điểm sau 2030.

Chế biến phân compost

Phƣơng pháp này sử dụng vi sinh vật để phân giải các hợp chất hữu cơ có trong rác thải ở nhiệt độ thích hợp thành các chất mùn.

Ngoài ủ tự nhiên trên đất, chế biến phân compost còn đƣợc thực hiện ở quy mô công nghiệp bằng việc ủ CTR (sau khi phân loại) trong các “trống” xoay ở nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, dự báo sự gia tăng chất thải rắn đô thị tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 72 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)