Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 114)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.Chọn điểm nghiên cứu

chuyên môn thuộc UBND huyện Chiêm Hoá, với những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình trong thời gian công tác ở đây nên tôi quyết định chọn điểm nghiên cứu cho Luận văn của mình ở huyện Chiêm Hóa (Giai đoạn nghiên cứu 2011-2013).

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành.

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ đƣợc chú thích rõ trong phần "Tài liệu tham khảo".

Nguồn tài liệu này bao gồm:

+ Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên Internet...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế xã hôi, kinh tế của các ngành sản xuất ... thu thập từ UBND huyện Chiêm Hóa, Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; các Ban quản lý dự án; Chi cục Thống kê huyện Chiêm Hóa, Chi cục Thuế huyện Chiêm Hóa; Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, niêm giám thống kê huyện Chiêm Hóa và các đơn vị có liên quan. Ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ các tạp chí, sách báo, internet và số liệu trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng.

Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố của một số tác giả về quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN ở một số địa phƣơng trong nƣớc và một số nƣớc chuyển đổi tƣơng tự để rút ra kinh nghiệm và kết luận bổ ích trong việc hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn thực tế. Đây là phƣơng pháp quan trọng để đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Đối tƣợng phỏng vấn trực tiếp là cán bộ thuộc các cơ quan quản lý vốn, các chủ đầu tƣ, nhà thầu xây lắp, đơn vị tiếp nhận và sử dụng công trình…

Để thu thập số liệu tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 25 chủ đầu tƣ, 35 nhà thầu xây lắp, 35 đơn vị sử dụng công trình đại diện cho những ngƣời đƣợc hƣởng lợi và 05 cán bộ thuộc các cơ quan quản lý vốn (Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nƣớc) theo mẫu câu hỏi đã soạn thảo trƣớc, qua đó thấy đƣợc hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN.

Ta có công thức tính kích thƣớc mẫu: n = N/(1+N.e2)

Trong đó: n là số ngƣời đƣợc hỏi trả lời

N là tất cả các chủ đầu tƣ; nhà thầu xây lắp; đơn vị sử dụng công trình (Ngƣời hƣởng lợi) và cán bộ thuộc các cơ quan quản lý vốn .

e là sai số mẫu (0,05). Tác giả đặt sai số mẫu là 5%, kích thƣớc mẫu sẽ đƣợc xác định nhƣ bảng dƣới đây bằng cách sử dụng phƣơng pháp đơn giản là lấy mẫu ngẫu nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1. Phân phối tần số ngƣời trả lời

Mẫu điều tra Số ngƣời trả lời đăng ký (N)

Số ngƣời trả lời n = N/(1+N.e2)

e = 5% Ghi chú

Chủ đầu tƣ A n1 = A/(1+A.0,052) = 25 ngƣời

Nhà thầu xây lắp B n2 = B/(1+B.0,052) = 35 ngƣời Đơn vị sử dụng. C n3 = C/(1+C.0,052) = 35 ngƣời CB quản lý vốn D n4 = D/(1+C.0,052) = 5 ngƣời

Tổng A+B+C+D n1+n2+n3+n4 = 100 ngƣời Vậy kích thƣớc mẫu nghiên cứu (Tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời) là n1+n2+n3+n4 = 100.

- Nội dung phiếu điều tra: Đƣợc trình bày cụ thể ở phần phụ lục.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

a. Phƣơng pháp phân tích thống kê:

Phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tƣ liệu, lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu

Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phƣơng pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý.

b. Phƣơng pháp so sánh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: xác định số gốc để so sánh; xác định điều kiện so sánh; xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối theo xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phƣơng pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.5. Phương pháp chuyên gia

ph thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện nhƣ: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nƣớc... nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu huy động vốn

Là chỉ tiêu đánh giá việc huy động vốn từ NSNN cho đầu tƣ XDCB. Nó phản ánh kết quả đầu tƣ trong một năm hay một giai đoạn đầu tƣ phát triển trên tổng mức đầu tƣ của một dự án.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý vốn

Là chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của các cơ quan quản lý, năng lực của các chủ đầu tƣ trong quá trình triển khai thực hiện. Khi xác định đƣợc chỉ tiêu này thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phân cấp trong quản lý vốn

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ phân cấp trong quản lý vốn, phù hợp hay không phù hợp với thực tiễn.

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý vốn

Là chỉ tiêu đánh giá việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trọng công tác quản lý vốn, từ khâu phân bổ vốn cho đến việc thanh quyết toán vốn và thực hiện khai thác các báo cáo theo yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chiêm Hoá là một huyện miền núi phía bắc tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thành phố 68km về phía Bắc, gồm 01 thị trấn và 25 xã (trong đó có 14 xã thƣợng huyện và 11 xã hạ huyện). Huyện Chiêm Hoá có địa giới hành chính rất đa dạng, phức tạp, phía Bắc giáp huyện Na Hang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Tây giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía Tây Nam giáp huyện Hàm Yên, phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện có ảnh hƣởng lớn đến tình hình phát triển chung của toàn tỉnh. Với đƣờng quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua Chiêm Hoá đến Na Hang, đƣờng ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện Chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đƣờng ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đƣờng ĐT 188 từ thị trấn Vĩnh Lộc đến xã Thổ Bình và đƣờng ĐT 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiêm Hoá có 127 km liên huyện; 5,5 km đô thị và tuyến giao thông đƣờng thuỷ theo dòng sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km.

Với tổng diện tích tự nhiên 128.037,89 ha, địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn nhƣng đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cƣ, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Huyện có nhiều dãy núi cao, điển hình là dãy núi phía nam với đỉnh cao nhất là núi Quạt (thuộc các xã Nhân Lý, Yên Nguyên, Hoà Phú cao 745m), dãy núi phía đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bƣơn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, cao 957m), dãy núi phía tây có đỉnh cao nhất là núi Trạm Chu (thuộc xã Trung Hà, là gianh giới giữa huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên, cao 1.587 m).

Sông, suối trên địa bàn huyện có độ dốc cao, hƣớng chảy khá tập trung; các suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quốc, chảy qua tỉnh Cao Bằng, huyện Nà Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đƣờng thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn nhƣ: Ngòi Quẵng (xã Trung Hà, Tân Mỹ, Tân An và Xuân Quang), Ngòi Đài (xã Yên Lập), Ngòi Nhụng (xã Yên Nguyên, Hoà Phú)...cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nƣớc, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và là con đƣờng giao thông khá quan trọng.

3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến 2013 Quang từ năm 2011 đến 2013

3.2.1. Khái quát thực trạng đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Chiêm Hoá

3.2.1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2013

Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, vốn đầu tƣ cho XDCB trên địa bàn huyện chủ yếu từ ngân sách cấp trên và một phần từ ngân sách địa phƣơng.

Trong 3 năm qua (2011 – 2013), đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng nhƣ những nỗ lực của huyện trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, từ xã hội hoá cho đến vốn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ nƣớc ngoài, trong đó phần lớn giành cho đầu tƣ XDCB.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý vốn ngân sách cho đầu tƣ XDCB, để thuận tiên cho việc quản lý theo dõi và hạch toán từng loại vốn theo tính chất từng nguồn hình thành vốn, ngƣời ta chia ra làm 02 loại nguồn vốn chính:

Vốn XDCB tập trung: Là vốn đầu tƣ hoặc vốn sự nghiệp mang tính chất đầu tƣ nằm trong cân đối dự toán NSNN phân cấp cho ngân sách huyện để thực hiện chi cho các dự án, công trình XDCB gồm các nguồn vốn nhƣ: Nguồn kết dƣ, dự phòng ngân sách, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo, nông thôn mới, 134, 135...) và các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ nhƣ: Sự nghiệp giáo dục, y tế, kinh tế, giao thông...

Vốn cấp quyền sử đất cho đầu tư XDCB: Là vốn đầu tƣ đƣợc hình thành từ việc bán đấu giá quyền sử dụng đất quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân do huyện phối hợp với Trung tâm đấu giá tỉnh tổ chức đấu giá hàng năm theo kế hoạch đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo quy định của HĐND tỉnh, nguồn thu từ các dự án đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc phân chia tỷ lệ 40% nộp vào NSNN và 60% để lại chi cho công tác đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn này chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ yếu tố: vị trí địa lý, quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là yếu tố thị trƣờng bất động sản từng thời kỳ. Vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền phải nguyên cứu thị trƣờng để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, tạo ra hàng hoá – quyền sử dụng đất đƣa ra thị trƣờng đấu giá vào thời điểm thích hợp nhằm tăng thu cho ngấn sách địa phƣơng.

Bảng 3.1. Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nguồn vốn Tổng KH vốn giai đoạn 2011- 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng 225.680,4 39.509,4 100 82.921,5 100 103.249,5 100 1 Nguồn cấp Quyền SD đất 9.399,8 4.534,8 11,5 3.015,0 3,6 1.850,0 1,8 2 Nguồn kết dƣ NS 11.771,3 4.800,0 12,1 3.590,5 4,3 3.380,8 3,3 3 Nguồn dự phòng NSH 3.357,8 395,9 1,0 738,6 0,9 2.223,3 2,2 4 Nguồn sự nghiệp giáo dục 20.895,6 10.500,0 26,6 756,9 0,9 9.638,7 9,3 5 Nguồn sự nghiệp kinh tế 26.466,4 12.804,0 32,4 4.497,5 5,4 9.164,9 8,9 6 Nguồn sự nghiệp giao thông 2.702,0 702,0 1,8 1.000,0 1,21 1.000,0 0,97 7 Sự nghiệp y tế 6.000,0 2.000,0 5,1 2.000,0 2,4 2.000,0 1,9 8 Nguồn vốn CTMTQG

xây dựng nông thôn mới 5.673,0 - 3.503,0 4,2 2.170,0 2,1 9 Nguồn vốn CT 135 38.873,0 - 24.470,0 29,5 14.403,0 13,9 10 Nguồn vốn khác 100.541,5 3.772,7 9,5 39.350,0 47,5 57.418,8 55,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện từ 2011-2013 ta thấy rằng tổng đầu tƣ từ NSNN cho công tác XDCB trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm, tổng đầu tƣ cả giai đoạn là đạt 225.680,4 triệu đồng (năm 2011: 39.509,4 triệu đồng; năm 2012: 82.921,5 triệu đồng; năm 2013: 103.249,5 triệu đồng), điều đó cho thấy rằng nhu cầu về đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện ngày một tăng. Năm 2011, là năm chƣa triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới và là năm tổng kết 5 năm giai đoạn 2 (2006- 2010) kết quả thực hiện Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là vùng 135).

Qua biểu ta cũng thấy ràng, nguồn thu từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất giảm dần qua các năm (Năm 2011: 4.534,8 triệu đồng, năm 2012: 3.015 triệu đồng, năm 2013: 1.850 triệu đồng), nguyên nhân là do năm 2011 là năm đỉnh điểm của thời kỳ bất động sản tăng cao, sau đó do khủng hoảng của nền kinh tế kéo theo thị trƣờng bất động sản giảm mạnh là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu của huyện.

Do đây là giai đoạn đầu trong việc thực hiện sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ nên đã ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác đầu tƣ XDCB. Công tác đầu tƣ XDCB vừa qua chủ yếu bố trí vốn để thanh toán cho các công trình còn nợ đọng kéo dài và đầu tƣ những công trình trọng điểm của huyện. Ngoài ra chủ yếu là các chƣơng trình đầu tƣ của Chính phủ và của tỉnh nhƣ: Vốn chƣơng trình 135, vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 114)