- Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng: trường CĐCĐ có chức năng đào
1.2.3. Phát triển
Theo từ điển tiếng Việt (năm 2003) của Viện ngôn ngữ [56]: phát triển là làm biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
Về mặt triết học, phát triển là phạm trù chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới; mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy.
Về phương diện khoa học quản lý, phát triển là một mục tiêu mà quản lý cần phải hướng đến khi tác động vào đối tượng quản lý.
PGS.TS Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động QL gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự chăm sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển [27, tr.3].
Tóm lại, phát triển là quá trình vận động đi từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; theo nghĩa này, quá trình
một sự vật phát triển sẽ làm cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng hoạt động của nó ngày càng hoàn thiện hơn.
Vận dụng khái niệm phát triển như trên trong luận văn này, phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp là phải làm cho mối quan hệ này ngày một hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn và thực sự có tác động tương hỗ giữa hai chủ thể là DN và nhà trường
1.2.4. Giải pháp
Theo từ điển tiếng Việt, giải là cởi ra, pháp là phép; giải pháp là cách giải quyết những vấn đề khó khăn; phương pháp giải quyết một vấn đề.
Khái niệm giải pháp rộng hơn biện pháp ở chỗ nó được sử dụng cho những hoạt động có tính chất dài hạn như chiến lược của tổ chức, đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp hoạt động bằng nhiều nguồn lực khác nhau, có tác động sâu sắc làm biến đổi hiện trạng của một hoạt động hoặc tổ chức. Một giải pháp có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.