c) Thu lãi tiền vay:
4.5.4) So sánh DSCV sinh viên giữa các vùng của NHCSXH tỉnh An Giang từ
4411 2577 2604 2138 5395 3803 5189 6537 6788 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2007 2008 2009 triệu đồng
Tịnh Biên Tri Tôn Châu Đốc
Từ biểu đồ cho thấy, DSCV sinh viên của các huyện thuộc vùng núi có nét khác biệt nhau, cụ thể như sau:
- Tịnh Biên: DSCV sinh viên tăng giảm không ổn định, đây là huyện duy nhất trong toàn tỉnh An Giang có DSCV sinh viên giảm. Năm 2007, DSCV sinh viên là 4.411 triệu đồng; đến 2008, DS này giảm chỉ còn 2.138 triệu đồng, giảm hơn phân nữa so với DSCV sinh viên năm 2007, tốc độ giảm là 52%. Sang đến năm 2009, DSCV sinh viên này tăng trở lại với mức tăng là 3.051 triệu đồng, tốc độ tăng là 143%.
- Tri Tôn: không giống như Tịnh Biên, DSCV sinh viên tăng qua các năm với tốc độ giảm dần. Giai đoạn 2008-2009, DSCV sinh viên tăng 1.142 triệu đồng với tốc độ tăng 21%, thấp hơn giai đoạn 2007-2008 với tốc độ tăng rất nhanh 109% và mức tăng là 2.818 triệu đồng.
- Châu Đốc: DSCV sinh viên qua các năm tăng, nhưng tốc độ tăng không giảm dần như huyện Tri Tôn, vùng thành thị và vùng cù lao mà tốc độ tăng lại tăng dần từ 46% (giai đoạn 2007-2008) lên 78% (giai đoạn 2008-2009). Mức tăng về DSCV sinh viên cũng tăng dần lên từ 1.199 triệu đồng (giai đoạn 2007-2008) lên 2.985 triệu đồng (giai đoạn 2008-2009).
Nhìn chung, tình hình vay vốn sinh viên vùng núi có nhiều biến động. Từ 2007- 2008, Tịnh Biên là huyện có mức DSCV sinh viên giảm trong vùng nói riêng và cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn 2008-2009 thì mức tăng DSCV sinh viên ở Tịnh Biên là cao nhất, kéo theo tốc độ tăng cao nhất. Ngược lại với Tịnh Biên, giai đoạn 2007-2008, Tri Tôn là huyện có mức tăng DSCV sinh viên cao nhất trong vùng và với mức tăng cao nhất; sang giai đoạn 2008-2009 thì mức tăng DSCV sinh viên và tốc độ tăng ở Tri Tôn là thấp nhất.
4.5.4) So sánh DSCV sinh viên giữa các vùng của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009: 2007-2009:
Biểu đồ 4.5.4: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên giữa các khu vực của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009
Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009 17177 21560 9592 35813 43744 11336 48180 61032 18514 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2007 2008 2009 triệu đồng Vùng thành thị Vùng cù lao Vùng vúi
Từ biểu đồ cho thấy, DSCV sinh viên 3 vùng qua 3 năm đều tăng với tốc độ tăng giảm dần. Nhìn chung, DSCV sinh viên vùng cù lao qua 3 năm và mức tăng qua từng giai đoạn là cao nhất, tuy nhiên tốc độ tăng lại không ở vị trí cao nhất. Ở vùng núi, DSCV sinh viên qua 3 năm đều ở vị trí thấp nhất so với 2 vùng còn lại; mức tăng giai đoạn 2007-2008 là thấp nhất và tốc độ tăng là chậm nhất; nhưng sang giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng lại là cao nhất so với 2 vùng còn lại mặc dù mức tăng DSCV sinh viên trong giai đoạn vẫn ở vị trí thấp nhất. Ở vùng thành thị, DSCV sinh viên qua 3 năm tăng rất nhanh, tuy nhiên tốc độ tăng lại có chiều hướng giảm mạnh hơn 2 vùng còn lại; trong giai đoạn 2007-2008, tốc độ tăng của vùng thành thị là cao nhất 108%, nhưng sang giai đoạn sau thì tốc độ tăng lại ở vị trí thấp nhất 35%.
Nguyên nhân tăng giảm DSCV sinh viên các huyện thị phân theo của NHCSXH tỉnh An Giang:
Nguyên nhân tăng giảm DSCV sinh viên trong các huyện thị qua các năm chủ yếu là do sự thay đổi số lượng sinh viên dẫn đến DSCV lúc tăng lúc giảm nhưng phần lớn là tăng.
Do sự thay đổi trong việc mở rộng đối tượng cho vay và quan trọng nhất là Chính sách tín dụng của Chính phủ đối với sinh viên vào đầu năm 2007. Chính sách này đã đánh dấu sự phát triển của chương trình vay vốn đối với sinh viên.