Doanh số vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang qua 3 năm 2007,

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại nhcsxh chi nhánh tỉnh an giang từ 2007-2009.DOC (Trang 33 - 35)

c) Thu lãi tiền vay:

4.4) Doanh số vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang qua 3 năm 2007,

2008, 2009: 48329 436955 90893 389552 127726 346853 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2007 2008 2009 triệu đồng DSCV sinh viên Tổng DSCV

Biểu đồ 4.4.b: Biểu đồ so sánh tỷ trọng doanh số cho vay sinh viên trên tổng doanh số cho vay 11% 24% 37% 89% 76% 63% 100% 100% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2007 2008 2009 DSCV sinh viên DSVV khác Tổng DSCV

Từ các biểu đồ trên cho thấy, mặc dù tổng doanh số cho vay cũng như doanh số cho vay khác giảm liên tục từ 2007-2009 nhưng doanh số cho vay của sinh viên thì ngày càng tăng qua các năm và tỷ trọng của nó trong tổng doanh số cho vay cũng ngày càng cao hơn, cụ thể như sau:

- Từ 2007-2008, tổng doanh số cho vay giảm từ 436.955 triệu đồng xuống còn 389.552 triệu đồng (giảm 47.403 triệu đồng, tốc độ 10,8%). Thế nhưng doanh số vay vốn của sinh viên lại tăng cao, từ 48.329 triệu đồng lên 90.893 triệu đồng, tăng 43.564 triệu đồng với tốc độ tăng là 90%, tăng 1,9 lần, tỷ trọng của doanh số cho vay sinh viên trong tổng doanh số cho vay tăng từ 11% lên 24%.

- Tương tự như vậy, từ 2008-2009 tổng doanh số vay vốn của sinh viên tiếp tục giảm từ 389.552 triệu đồng xuống 346.853 triệu đồng (giảm 42.699 triệu đồng với tốc độ là 10,9%). Trong khi đó, doanh số vay vốn của sinh viên vẫn tiếp tục tăng từ 90.893 triệu đồng lên 127.726 triệu đồng, tăng 35.833 triệu đồng với tốc độ chậm hơn nhiều so với giai đoạn 2007-2008 là 51% (tốc độ tăng của 2008-2009 chỉ còn 39%), tăng 1,4 lần. Do vậy, tỷ trọng doanh số cho vay sinh viên trong tổng doanh số cho vay cũng tăng từ 24% lên 37%.

SVTH: Huỳnh Thị Mai Lý – DH8NH

Biểu đồ 4.4.a: Biểu đồ so sánh doanh số cho vay sinh viên và tổng doanh số cho vay qua 3 năm.

Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009

Doanh số vay vốn của sinh viên ngày càng tăng nguyên nhân là do sự thay đổi trong quy chế cho vay. Những năm trước đây, NHCSXH chỉ cho vay đối với sinh viên có học lực khá giỏi và có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng từ năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành Chính sách tín dụng đối với sinh viên, cho vay tất cả sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nên số lượng sinh viên có đủ điều kiện vay tăng đáng kể dẫn đến doanh số cho vay đối với sinh viên từ năm 2007 trở đi tăng rất cao.

So sánh DSCV sinh viên với DSTN sinh viên từ năm 2007-2009 của NHCSXH tỉnh An Giang:

Biểu đồ 4.4c: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên và DSTN sinh viên qua 3 năm.

48329 763 90893 1119 127726 1788 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2007 2008 2009 triệu đồng DSCVSV DSTNSV

Bảng 4.4c: Bảng so sánh DSCV sinh viên và DSTN sinh viên qua 3 năm. Hệ số thu nợ Tỷ trọng

DSCVSV/∑DSCV DSTNSV/∑DSTN

2007 1,6% 11% 0,39%

2008 1,2% 24% 0,64%

2009 1,4% 37% 0,97%

(Nguồn: Bảng số liệu DSCV và DSTN của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009) Như đã phân tích ở phần trên, DSCV sinh viên và tỷ trọng của nó trong DSCV qua 3 năm đều tăng đáng kể. Song song đó, DSTN sinh viên và tỷ trọng của nó trong

DSTN qua 3 năm cũng tăng khá nhanh. Cụ thể là từ giai đoạn 2008-2009, DSTN tăng 669 triệu đồng với tốc độ 60%, cao hơn giai đoạn 2007-2008 chỉ tăng 356 triệu đồng với tốc độ 47%. DSTN qua các năm tăng chủ yếu là do thu nợ quá hạn phần nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương và do thu hồi vốn của các món vay những năm trước đến hạn. Tuy DSTN có tăng, nhưng tỷ trọng của nó lại chiếm rất thấp, chưa tới 1% trong DSTN.

DSTN sinh viên qua 3 năm thấp hơn rất nhiều so với DSCV sinh viên nên hệ số thu nợ cũng rất thấp, chưa đến 2%. Năm 2007 DSCV sinh viên nhiều hơn khoản 63 lần DSTN sinh viên; đến năm 2008, DSCV sinh viên lại tiếp tục cao hơn khoản 81 lần; sang đến 2009, số lần cao hơn của DSCV sinh viên so với DSTN sinh viên giảm đi một ít, chỉ còn khoản 71 lần. Hệ số thu nợ cũng theo đó mà tăng giảm không ổn định, năm 2007, tỷ số này là 1,6%; đến 2008 tỷ số này giảm còn 1,2%; và đến 2009, tỷ số này đã tăng lên 1,4%, nhưng vẫn không bằng năm 2007.

Từ sự phân tích ở trên cho thấy, công tác thu nợ của NHCSXH chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân là do gia đình sinh viên gặp khó khăn hoặc sinh viên ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc làm nên vẫn chưa trả được nợ cho NHCSXH theo đúng hạn. Nguyên nhân khác là do chương trình cho vay sinh viên chủ yếu là cho vay trung, dài hạn và chỉ

Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009

mới phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay, nên tạm thời NHCSXH vẫn chưa thu nợ. Do vậy, DSTN về cho vay sinh viên mặc dù tăng nhanh nhưng hệ số thu nợ vẫn chưa đáng kể.

4.5) Doanh số vay vốn sinh viên phân theo khu vực của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009:

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại nhcsxh chi nhánh tỉnh an giang từ 2007-2009.DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w