c) Thu lãi tiền vay:
4.8) Những giải pháp nhằm giải quyết phần nào khó khăn gặp phải trong quá
- Bị mất sổ trong quá trình lưu giữ của hộ gia đình, Tổ TK&VV, NHCSXH gây khó khăn cho sinh viên, thủ tục làm lại rườm rà, phức tạp.
- Nộp hồ sơ đã lâu, gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn vay, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: trễ hạn đóng học phí, không mua được giáo trình, thiếu thốn về việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại của sinh viên…
- Đến thời hạn giải ngân, được Tổ TK&VV thông báo, nhưng khi đến nhận thì phải chờ đợi cả ngày trời, và có khi đợt phát vay phải dời lại buổi sau vì không đủ vốn và sinh viên lại phải tiếp tục chờ đợi.
4.7) Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình vay vốn:
- Người đi vay chưa nắm bắt kịp thời cũng như chưa hiểu rõ thông tin cụ thể về cách thức, thủ tục, trình tự vay vốn nên thường gặp khó khăn, sai xót trong quá trình lập hồ sơ vay vốn.
- Thành viên tổ TK&VV, UBND cấp xã và kể cả cán bộ tín dụng NHCSXH chưa xác định rõ vai trò của mình, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công việc, cũng như trong công tác hỗ trợ người vay.
- Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý vốn vay đối với tổ trưởng tổ TK&VV thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cán bộ NHCSXH.
- Chưa nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHCSXH UBND cấp xã tổ TK&VV gia đình sinh viên.
- Nguồn vốn dành cho Chính sách tín dụng đối với sinh viên từ TW chưa chuyển xuống hoặc đang trên đường chuyển tới.
- Sai xót trong quá trình lập, xử lý và thẩm định hồ sơ không được giải ngân theo đúng hạn.
- Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng châu ỳ) vẫn cần dừng lại ở khâu thiết phục, động viên trả nợ là chính. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu vốn trong quá trình giải ngân cho sinh viên.
4.8) Những giải pháp nhằm giải quyết phần nào khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn: vay vốn:
- Cần nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHTW NHCSXH tỉnh An Giang UBND cấp trực thuộc Tổ TK&VV sinh viên và hộ gia đình, tránh tình trạng người này biết mà người kia không biết.
- Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ tín dụng NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và thành viên Tổ TK&VV thuộc bộ phận thực hiện chương trình vay vốn sinh viên. Giúp họ nắm bắt và hiểu rõ nội dung, chương trình vay vốn sinh viên một cách cụ thể rõ ràng.
- Tổ chức bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn sinh viên để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai xót.
- Nên giải ngân vào đầu năm học để kịp thời xử lý trường hợp sai xót, thiếu vốn,… tránh tình trạng gần hết năm học mà sinh viên vẫn chưa nhận được tiền.
Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009
- Sinh viên và gia đình cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn kịp thời cho kỳ giải ngân sinh viên tiếp theo, nhằm giảm bớt phần nào tình trạng thiếu vốn.
- Cần kiểm tra chặt chẽ, cụ thể đối với từng trường hợp trước khi phát vay để hạn chế tối đa trường hợp cho vay sai đối tượng và sai mục đích sử dụng vốn vay sinh viên.
Chương 5: KẾT LUẬN 5.1) Kết luận:
Qua các kết quả phân tích cho thấy tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang ngày càng phát triển, đặc biệt là huyện Chợ Mới thuộc vùng cù lao với DSCV sinh viên ngày càng tăng. Trong những năm qua, NHSCXH tỉnh An Giang đã trở thành cầu nối giữa NHTW với các sinh viên gặp khó khăn của tỉnh, giúp những sinh viên này vượt qua khó khăn về tài chính để bước tiếp con đường Đại học. Trong năm 2009, NHCSXH tỉnh An Giang đã giải ngân cho 25.305 sinh viên, bình quân 1 sinh viên nhận được 10,5 triệu đồng, số hộ gia đình đang vay vốn sinh viên tại NHCSXH tỉnh là 22.904 hộ. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn, song với sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên NHCSXH tỉnh An Giang, sự giúp đỡ nhiệt
Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009
tình của Tổ TK&VV, UBND cấp trực thuộc và sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của NHTW đã giúp chương trình vay vốn sinh viên vượt qua khó khăn, đem đến nguồn vốn kịp thời cho sinh viên gặp khó khăn.
Việc Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đối với sinh viên là rất thiết thực và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, nhất là việc Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi phải nâng cao trình độ dân trí để theo kịp với sự phát triển của thế giới. Nếu không có nguồn vốn hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thì chắc hẳn sẽ có một lượng sinh viên phải bỏ học vì thiếu tài chính.
Tuy nhiên, chương trình tín dụng đối với sinh viên đang gặp phải một số vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn đó là tình trạng nợ quá hạn. Trong năm 2009, số nợ quá hạn là 618 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,23% so với dư nợ cho vay của chương trình này (dư nợ đến ngày 31/12/2009 là 266.774 triệu đồng). Trong đó, nợ quá hạn nhận bàn giao từ NH Công Thương là 229 triệu đồng, phần còn lại phát sinh khi NHCSXH tỉnh An Giang quản lý là 369 triệu đồng. Mặc dù nợ quá hạn có giảm đi 300 triệu đồng so với đầu năm, nhưng đó lại là dấu hiệu cho thấy sự sai xót về công tác cho vay đặc biệt là khâu thẩm định. NHCSXH tỉnh An Giang cần có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn; từ đó có thể thu hồi lại vốn đúng thời hạn và bổ sung kịp thời vào nguồn vốn cho chương trình vay vốn sinh viên đợt tiếp theo.
5.2) Hạn chế của đề tài:
Phân tích đề tài chủ yếu dựa trên số liệu mà NHCSXH cung cấp, chỉ trao đổi trực tiếp với một số cán bộ NHCSXH tỉnh An Giang, vài hộ gia đình vay vốn sinh viên và một vài thành viên Tổ TK&VV, phần còn lại chủ yếu tham khảo từ sách báo, internet.
Tuy có trao đổi được với các phía NHCSXH, gia đình sinh viên và các thành phần liên qua khác nhưng do hạn về số lượng người trao đổi, thời gian và năng lực cũng như chỉ nghe được những lời nói suông mà chưa đi vào thực tế nhiều nên chỉ liệt kê và phân tích được một vài khó khăn trong quá trình vay vốn. Song song đó vẫn còn rất nhiều khó khăn mà các hộ gia đình vay vốn gặp phải hoặc chưa phát hiện kịp thời nên tạm thời vẫn chưa được đưa vào đề tài và tìm hướng khắc phục.
Đề tài không nghiên cứu về khả năng chi trả nợ vay của sinh viên và nhu cầu của sinh viên về việc vay vốn nên không đưa ra được giải pháp cho NHCSXH tỉnh về việc chi trả cũng như giúp NH hiểu rõ mong muốn của sinh viên.
5.3) Kiến nghị:
5.3.1) Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang:
NHSCXH chi nhánh tỉnh An Giang cần trực tiếp điều tra cụ thể tình hình và điều kiện thực tế của sinh viên để có mức cho vay hợp lý, sát với nhu cầu và đời sống thực tế của sinh viên.
Cần kiểm tra, theo dõi các hồ sơ trước khi cho vay một cách chặt chẽ để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn vay.
Cần có bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn sinh viên để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai xót giúp sinh viên nhận được tiền vay với thời gian sớm nhất nhằm đáp ứng kịp thời cho việc học tập của sinh viên.
Cần chuẩn bị vốn đầy đủ trước thời điểm giải ngân để tránh tình trạng thiếu giữa chừng.
Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009
Nên tiến hành giải ngân vào đầu năm học để tránh tình trạng gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên.
Đảm bảo liên kết thông tin từ NHTW đến NHCSXH tỉnh, các NHCSXH cấp huyện, UBND các cấp trực thuộc, các Tổ TK&VV và các hộ gia đình vay vốn sinh viên để tránh trường hợp gặp sai sót trong quá trình xử lý và thẩm định hồ sơ vay vốn sinh viên.
Làm tốt công tác bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng NH về chương trình vay vốn sinh viên.
5.3.2) Đối với UBND các cấp trực thuộc và Tổ TK&VV:
Trước hết phải đảm bảo liên kết thông tin với NHCSXH và gia đình sinh viên vay vốn.
Cần nắm rõ nội dung của chương trình tín dụng đối với sinh viên cụ thể như: đối tượng cho vay, mục đích cho vay,… tránh việc hiểu mơ hồ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.
Nắm rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong quá trình lập hồ sơ đến lúc giải ngân và thu nợ để kịp thời xử lý khó khăn đúng với tinh thần trách nhiệm và quyền hạn của mình.
5.3.3) Đối với sinh viên và hộ gia đình:
Tương tự như các tổ chức trên, việc đầu tiên là phải đảm bảo liên kết thông tin từ phía NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin mới nhất và sớm nhất.
Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình cho vay đối với sinh viên như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,…để tránh mất thời gian và sai xót.
Sử dụng đúng mục đích vay vốn của mình và cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Lịch sử hình thành và phát triển.
2. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009.
3. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Bảng DSCV và DSTN của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009.
4. Dương Quang Trãi, 2009. “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Mỹ Xuyên-Phòng giao dịch Vĩnh An”. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang.
Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009
5. Trần Quang Trung. 2008. “Mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh”. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang.
6. Phương Nguyên (không ngày tháng). Sinh viên nghèo vay vốn thế nào: Cách thức vay vốn sinh viên [trực tuyến]. Việt Báo (Theo_VTC). Đọc từ: http://vietbao.vn/Xa- hoi/Sinh-vien-ngheo-vay-von-the-nao/75165467/157/ (đọc ngày 08/04/2010).
7. (không ngày tháng). Chương trình vay vốn sinh viên: Cách thức vay vốn [trực tuyến]. Đọc từ: http://vayvondihoc.moet.gov.vn/?page=6.13&view=55 (đọc ngày 01/04/2010).