Đột biến VRVGB

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang hbsag đ (Trang 37 - 38)

Trong nghiên cứu về hiệu quả của tiêm phòng vắcxin VGB ở Ý, một số có đáp ứng miễn dịch hiệu quả sau tiêm phòng nhƣng sau đó lại trở thành những ngƣời nhiễm VRVGB. Ở những ngƣời này tồn tại đồng thời kháng nguyên HBsAg, kháng thể anti-HBs (nhƣng không tạo phức hợp kháng nguyên kháng thể). Sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng để phân tích cấu trúc của HBsAg cho thấy quyết định kháng nguyên “a” hoặc bị che phủ hoặc bị mất đi. Giải trình tự HBV-DNA phát hiện thấy đột biến trong chuỗi mã hóa cho quyết định kháng nguyên “a”. Ở vị trí amino axít 145 argynin thay thế cho glycin (G145R) [89]. Hiện tƣợng đột biến này sau đó cũng phát hiện đƣợc ở Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Brunei và một số nơi khác. Vùng có hiện tƣợng đột biến xảy ra là một quyết định kháng nguyên rất quan trọng để kháng thể có thể kết hợp với kháng nguyên, nên virus đột biến không bị trung hòa bởi kháng thể đặc hiệu tạo ra sau tiêm phòng vắcxin VGB. Sự kết hợp của VRVGB đột biến với tế bào gan không bị ảnh hƣởng do virus vẫn có thể nhân lên hiệu quả. Sự khác nhau về tính kháng nguyên của các biến thể của VRVGB cho thấy rằng VRVGB không chỉ có tính kháng nguyên đơn nhƣ trƣớc đây từng biết. Hiện tƣợng đột biến của VRVGB làm xuất hiện hai vấn đề: (1) những ngƣời hiến máu hoặc nội tạng dù xét nghiệm HBsAg(-) nhƣng vẫn có thể lây truyền VRVGB, (2) những ngƣời đã có kháng thể anti-HBs sau tiêm phòng vắc xin VGB vẫn có thể nhiễm chủng VRVGB đột biến [1]. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng VRVGB đột biến trốn thoát vùng gen S không có ở ngƣời mẹ mang VRVGB gợi ý rằng đột biến xảy ra có thể do dùng vắcxin hoặc HBIg. Tuy vậy cũng có vài nghiên cứu cho thấy virus đột biến có

thể truyền từ mẹ sang con. Một nghiên cứu cho thấy virus đột biến G145R có thể lây truyền ngang giữa các thành viên trong gia đình [90]. Các đột biến khác ở vị trí axít amin 126, 129, 141 cũng đƣợc báo cáo ở những ngƣời tiêm phòng vắcxin VGB nhƣng ý nghĩa lâm sàng của những đột biến này không đƣợc dẫn chứng đầy đủ. Tỷ lệ trẻ mang VRVGB có đột biến vùng gen S ở Đài Loan tăng lên từ khi bắt đầu chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, từ 7,8% năm 1984 lên 25% năm 1994, duy trì 23% năm 1999. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ mang VRVGB lại giảm xuống từ 9,8% xuống 0,7% trong cùng thời gian. Điều đó chứng tỏ rằng đột biến “trốn thoát” vắcxin (vaccine escape mutants) không làm ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả chƣơng trình tiêm phòng vắcxin VGB [91].

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang hbsag đ (Trang 37 - 38)