Tình trạng lây truyền của VRVGB trong tử cung

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang hbsag đ (Trang 32 - 34)

Hầu hết việc lây truyền VRVGB từ mẹ sang con xảy ra khi chuyển dạ hoặc một thời gian ngắn sau chuyển dạ do vậy có thể ngăn chặn hiệu quả bằng các biện pháp miễn dịch nhƣ tiêm phòng HBIg và vắcxin VGB sau khi sinh. Tuy nhiên khoảng 2-5% số lây truyền này xảy ra ngay trong tử cung. Đây có thể là nguyên nhân của những trƣờng hợp nhiễm VRVGB dù đƣợc tiêm phòng bằng HBIg và vắcxin VGB ngay sau khi đẻ. Trên nghiên cứu thực nghiệm, VRVGB có thể xâm nhập và sao chép ở tế bào gan thai nhi mới 6 tuần tuổi [69]. Cơ chế lây truyền của VRVGB từ mẹ sang con trong tử cung

đƣợc cho là virus xâm nhập qua bánh rau xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ [70]. Tuy nhiên cơ chế này không giải thích đƣợc cho phát hiện của Chen HY về 1 trƣờng hợp nhiễm VRVGB ở bào thai 46 ngày tuổi. Khi đó tuần hoàn qua rau thai chƣa hình thành nên phải tồn tại những cơ chế khác của lây truyền VRVGB trong tử cung ở giai đoạn sớm của thai kỳ [71]. Nghiên cứu của Zhang SL cho thấy con đƣờng chính của lây truyền VRVGB từ mẹ sang con là qua bánh rau từ phía mẹ sang phía con của bánh rau. Tuy nhiên, trên 2 bệnh nhân có bằng chứng cho thấy VRVGB từ dịch tiết âm đạo xâm nhập vào màng ối, dịch ối, bào thai, các lớp tế bào của bánh rau từ phía con sang phía mẹ [70]. Nghiên cứu gần đây của Ye F cho thấy HBV-DNA và các dấu ấn của VRVGB khác nhƣ HBsAg, HBcAg có thể phát hiện thấy ở nang noãn phụ nữ nhiễm VRVGB mạn tính ở tất cả các giai đoạn [72]. Nghiên cứu của Hu XL và cộng sự trên 250 tế bào noãn của các bà mẹ mang HBsAg và 578 bào thai của các cặp vợ chồng có ít nhất 1 ngƣời mang HBsAg cho thấy HBV- DNA phát hiện thấy ở 9,6% (24/250) các nang noãn và 14,9% (10/67) bào thai. Tỷ lệ HBV-DNA (+) trong bào thai ở 3 nhóm có vợ, chồng, cả vợ và chồng mang HBsAg là tƣơng đƣơng nhau: 13,1% (57/436), 21,3% (16/75) và 14,9% (10/67). Sự tồn tại của HBV-DNA trên các nang noãn và bào thai có liên quan đến tải lƣợng virus ở mẹ [73]. Wang S và cộng sự dùng phƣơng pháp giải trình tự gen S 451 và gen C 2022 đã chứng minh đƣợc lây truyền dọc có thể xảy ra từ bố sang con [74]. Nhƣ vậy lây truyền dọc của VRVGB từ bố hoặc mẹ sang con có thể qua tế bào trứng và tinh trùng, và nhƣ vậy virus có thể xâm nhập vào bào thai ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ. Đây có thể là nguyên nhân của các thất bại sau tiêm phòng. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Zhu YY cho thấy ở 6/198 trẻ có mẹ mang HBsAg nhiễm VRVGB lúc 12 tháng (dù đƣợc tiêm phòng HBIg và vắcxin VGB) đều có mẹ mang HBeAg và tải lƣợng HBV-DNA >108

copies/ml. Trong 6 bệnh nhân nhiễm VRVGB, chỉ có 1 trƣờng hợp đã bị lây truyền trong tử cung. Mặt khác 16/252 bệnh nhân bị lây truyền VRVGB trong tử cung với HBV-DNA(+) trong dịch ối

hoặc máu cuống rốn đều có tải lƣợng virus ở mức thấp < 104

copies/ml. Do vậy trong nghiên cứu này lây truyền trong tử cung không ảnh hƣởng đến tình trạng có VRVGB sau tiêm phòng. Tình trạng mang HBeAg và tải lƣợng cao của virus của mẹ là yếu tố nguy cơ thất bại sau tiêm phòng [75].

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang hbsag đ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)