Thu hoạch

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Cá Chim Vây Vàng (Ttrachinotus blochii Lacepède, 1801) trong bể xi măng" docx (Trang 45 - 50)

Sau 50 ngày ương nuôi, cá đạt kích thước 4 - 5 cm, tiến hành thu và chuyển đi nuôi thương phẩm, có thể nuôi ao hoặc lồng trên biển. Trước tiên rút bớt nước trong bể, sau đó dùng vợt vớt cá ra ngoài thau nhựa có sục khí. Sử dụng 2 túi ni lông (20x40 cm) lồng vào nhau để đóng cá, bên ngoài có lớp bao bảo vệ. Nước cho vào túi khoảng 4 - 5 lít, được lọc sạch, có bổ sung vitamin C (5 - 10 ppm), hạ nhiệt độ xuống 25-27oC bằng đá lạnh. Vì quá trình tiêu hóa nhanh và thải ra nhiều, trong quá trình vận chuyển băng túi nước sẽ bẩn rất nhanh do khối lượng chất thải này nên ta để cá đói trước trước thời gian chuẩn bị đóng túi để vận chuyển. Có thể đóng cá vào túi đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển, cá không bị ngợt hoặc chết ở mật độ 50 - 60 con/túi. Sau khi cá đã đưa vào túi ta phải thực hiện thao tác làm xep túi để không khí trong túi thoát hết ra ngoài rồi mới bơm oxi vào.

Ngày tuổi 3 7 17 27 37 50

Tay trái giữ miệng bao, tay phải soắn túi thật chặt theo chiều kim đồng hồ, sao cho túi có độ căng phồng, đàn hồi đến mức tối đa có thể mà không làm vỡ túi. Dùng dây thun buột vòng theo chiều soắn, cố định miệng túi chắc chắn và có thể vận chuyển được.

Kết luận và đề xuất ý kiến

Kết luận.

Có thể khẳng định cá chim la loại cá tương đối dể ương nuôi hơn so với các loài có giá trị kinh tế tương đương như : Cá Chẽm, Hồng Bạc, Mú, Giò....do chúng sử dụng

đựơc luân trùng ngay được ở giai đoạn đầu. Khi chúng bắt đầu phân đàn rất háu ăn nhưng không có hiện tượng ăn nhau giữa các cá thể lớn nhỏ trong đàn.

Nguồn nước sử dụng trong ương nuôi có thể sử dụng nguồn nước chưa xử lý nhưng phải lấy ở thời điểm cao triều đảm bảo nguồn nước sạch cho ấu trùng phát triển. Các nguồn thức ăn tươi sống phải được tính toán và chuẩn bị đầy đủ trước khi đưa trứng về ấp. Nguồn tảo nuôi thuận tiện nhất là tảo Nanochloropsis occulata, cấp vào bể từ ngày đầu tiên đến khoảng ngày thứ 15 duy trì ở mật độ 3 - 4. 10-3 tế bào/ml. Về sau khi cá đạt khoảng 8 -9 mm ngừng cấp tảo, tăng cường si phông thay nước nhiều hơn, có thể thay đến 200% nước ở ngày thứ 30.

Luân trùng đưa vào bể từ ngày thứ 2 (được làm giàu bằng tảo hoặc selco), duy trì ở mật độ 3 - 20 con/ml, đảm bảo trong bể luôn có luân trùng để cá bắt làm mồi. Artermia làm giàu cho ăn từ ngày thứ 15 có thể kết thúc ở ngày thứ 30 là đạt yêu cầu. Thức ăn tổng hợp được cho ăn ở ngày thứ 19 - 20, viên thức ăn được thay đổi theo kích cỡ khác nhau theo sự phát triển của đàn cá, cho ăn theo nhu cầu của cá, phân chia làm nhiều lần trong ngày.

Quá trình chăm sóc quản lý : Si phông, thay nước, lau chùi bể từ ngày tuổi thứ 9, được phép thay 30 – 50 % lượng nước trong bể từ ngày thứ 15, 50 – 70 từ ngày 20, 200% từ ngày 25 trở đi. Việc vệ sinh bể ương phải làm thường xuyên để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá phát triển, tránh bệnh tật.

Với quá trình ương nuôi như vậy sau 17 ngày tuổi có thể đạt chiều dài trung bình 10,3 mm, sau 30 ngày tuổi có thể đạt chiều dài trung bình 18,4 mm, sau 40 ngày đạt 33,8 .

Đề xuất ý kiến.

Cá chim Vây Vàng ( Trachinotus blochii) là đối tượng mới tuy đã được ngiên cứu nuôi thử ngiệm nhiều ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam quá trình ngiên cứu và ương nuôi vẫn còn hạn chế. Đề tề này chỉ ở mức độ tìm hiểu đơn giản, sơ bộ qui trình ấp nở ương nuôi, chưa có điều kiện ngiên cứu những vấn đề cao hơn. Hi vọng sẽ

được ngiên cứu nhiều hơn, sâu hơn về quá trình ấp nở, ương nuôi cũng như qua trình nuôi thương phẩm sau này.

Tỷ lệ sống của quá trình ương này được đánh giá là thấp và nói chung kết quả ương nuôi hiện nay chưa cao, cần có những ngiên cứu mới hơn nhằm để nâng cao tỷ lệ sống của đối tượng này. Khi cá bắt đầu ăn thức ăn tổng hợp, môi trường trở nên xấu rất nhanh, việc thay nước làm mất nhiều thời gian. Có thể tiến hành thử ngiệm nuôi trong điều kiện nước tuần hoàn nhằm tiết kiệm nước, thời gian mà quan trọng hơn là môi trường luôn đảm bảo sạch.

Đề tài chỉ vẫn ở mức độ ngiên cứu vẫn chưa thực sự mang tính sản xuất đại trà và kinh tế. Từ ngiên cứu này cần được áp dụng một cách linh hoạt đề cao tính hiệu quả và lấy việc giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu. Cần được áp dụng phổ biến trong sản xuất đại trà, cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm, tạo ra sự ổn định vể con giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Cẩm nang sản xuất thức ăn tươi sống( tài liệu của FAO).

3. Lại Văn Hùng, (2004) Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp TP. HCM. 123 trang.

4. Lục Minh Diệp, (2003) Kỹ thuật nuôi tôm He thương phẩm. Trong : Giáo trình nuôi giáp xác ( Nguyễn Trọng Nho chủ biên), trang 107- 150. Đại học Nha trang.

5. Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, Nguyễn Kim Độ (2004) Kỹ thuật nuôi một số loài cá. Trong cuốn: Kỹ thuật nuôi cá lồng biển, tập 1 (Ngô Trọng Lư chủ biên), trang 33-108. NXB Nông Nghiệp TP.HCM.

6. Nguyễn Đình Mão, Nguyễn Địch Thanh (2007) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775). Báo cáo đề tài cấp Bộ, Đại học Nha Trang,

7. Bùi Trọng Khiêm (2007) Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chim Vây Vàng (Trachinotus blochii, Lacepede, 1801). Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Nha Trang.

8. Nguyễn Địch Thanh (2005) Bài giảng kỹ thuật nuôi cá biển. Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang.

9. Nguyễn Đình Trung (2004) Quản lý chất lượng nước. NXB Nông Nghiệp TP.HCM. 157 trang.

10. Kungvankij và ctv (1986) Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790). Nguyễn Phương Thanh dịch. NXB Hà Nội. 77 trang.

Tài liệu tiếng Anh

11. Nur. Muflich juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008). Breeding and seed production of Siliver pompano (Trachinotus blochii, Lace`pede, 1801) at the Mariculture Development Center of Batam. Volume XIII No. 2, 46- 48 pp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Cá Chim Vây Vàng (Ttrachinotus blochii Lacepède, 1801) trong bể xi măng" docx (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w