Các nguồn thức ăn tươi sống được ương nuôi cho quá trình sản xuất chủ yếu là tảo Nanochloropsis occulata và luân trùng ( Rotifer )
Quy trình ương nuôi cá phải bắt đầu từ việc nuôi cấy tảo sau đó là luân trùng. Lượng tảo được nuôi cấy sao cho đủ cung cấp cho luân trùng thường xuyên và cấp vào bể cá sau này. Thời gian và lượng các nguồn thức ăn này được tính toán để đảm bảo đủ cung cấp sau khi cá nở.
2.1 Quy trình nuôi tảo ( Nanochloropsis acculata )
Tảo ( Nanochloropsis acculata ) có kích thước 2 - 5 µm, rất nhiều HUFA, giàu axit béo không no (n-3) và nhiều loại Vitamin. Loại tảo này có chịu được nhiệt độ cao có khả năng thích ứng phát triển tốt trong điều kiện nắng nóng và lâu tàn . Loài này đã được gây nuôi và thích hợp cho ương nuôi đại trà. Tảo có màu xanh lá cây đậm nguồn giống được mua từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Hình 3.2: Sơ đồ khối biểu diển quan hệ giữa tảo luân trùng và cá.
Các bước tiến hành san thưa để nuôi cấy.
Các bước tiến hành sang thưa để nuôi cấy tảo
Nguồn nước dùng để nuôi tảo tuyệt đối phải là nguồn nước xử lý được kiểm tra kỹ càng về dư lượng chlo nhằm tránh sự xuất hiện động vật phù du, nguyên sinh động vật … đặc biệt là các bệnh dễ lây lan cho cá. Bể chứa nước dùng cho nuôi tảo tốt nhất nên đậy kín có sục khí tránh các vật dụng khác vào trong nước.
Hiện ở trại có 2 phương pháp nuôi cấy là : Nuôi trong túi ni lông và nuôi trong bể xi măng. Mỗi phương pháp nuôi đều có ưu nhược điểm riêng và lượng tảo được dùng tùy vào mục đích khác nhau.
Kỹ thuật nuôi trong túi ni lông:
Tảo
Luân trùng
Hình3.3 : Hệ thống nuôi tảo bằng túi ni lông.
Túi ni lông chứa được thể tích nước khoảng 45 lít, trong suốt đảm bảo ánh sáng xuyên qua dễ dàng, túi có độ dẽo và độ bền tương đối thuận lợi cho quá trình treo cột nuôi trên dàn.Tiến hành gấp miệng túi buột lên giá trên dàn treo, cấp nước có bố trí sục khí vào trong túi đủ mạnh, tiếp tục cho môi trường và tảo đã nuôi lên đến mật độ cực đại sao cho số lượng tế bào trong túi ở vào khoảng 4.103 – 5.105 là đảm bảo tảo sẽ phục hồi và lên nhanh chóng. Các vật dụng dùng trong nuôi cấy phải rửa qua nước dùng cho tảo, rửa tay sạch sẽ mỗi khi thực hiện công việc. Mỗi túi cấp vào khoảng 30 ml dung dịch môi trường mỗi loại. Với lượng môi trường và mật độ này nếu trời năng tốt thì sau 3 ngày tảo sẽ phát triển lên đến cực đại có thể tiến hành thu để sử dụng cho ương nuôi tiếp theo.
Quá trình thu tảo.
Tảo được hút ra bằng ống nhựa vào xô qua túi lọc, lượng tảo này đã có thể sử dụng cho các mục đích kháo nhau : Cho luân trùng ăn, cấp vào bể cá hoặc sang thưa nuôi tiếp tục. Trong qua trình nuôi thường có nhiêu vấn đề xảy ra, có sự khác nhau giữa các túi tảo, có nhiều túi lắng cặn do tảo tàn. Trước khi thu nên tắt sục khi 10 – 20 phút để lắng hết những tảo tàn và chất cặn, hút phần trên còn lại phần dưới nên bỏ đi.
Đối với nguồi tảo giống mới đem về có mật độ tế bào khoảng 104 -106 tb/ml. Ta tiến hành nhân nuôi tảo nguồn tảo này với các chỉ tiêu số lượng là 1/3 tảo gốc + môi trường + 2/3 nước biển nuôi lên cực đại rồi tiến hành sang thưa.
Phương pháp nuôi trong bể xi măng.
Cũng tương tự như nuôi túi ni lông nhưng ta tiến hành trong bể, số lượng nhiều. Nguồn nước cấp mật độ nuôi ban đầu có thể làm giống với nuôi trong túi. Tuy nhiên sau mỗi lần thu ta để lại một lượng tảo trong bể để nuôi tiếp hoặc cũng có thể sang qua bể khác để nuôi tiếp.
Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp.
Ưu điểm :
Nuôi trong túi ni lông sẽ hiệu quả hơn. Lượng ánh sáng mặt trời luôn xuyên qua túi, toàn bộ tế bào tiếp xúc với ánh sáng, không bị lẫn tạp, chất lượng tốt và ổn định hơn.
Phương pháp nuôi trong bể xi măng có ưu điểm là số lượng nuôi nhiều thao tác đơn giản ít tốn công. Số lượng một lần thu gấp nhiều lần nuôi trong bể,
Nhược điểm :
Phương pháp nuôi trong túi tốn rất nhiều công, thời gian cho các thao tác. Nuôi số lượng không được nhiều. Nếu muốn nuôi nhiền thì phải tăng số túi lên, túi nhanh hỏng do tiếp xúc nhiều với ánh sánh mặt trời,
Phương pháp nuôi trong bể xi măng tuy nuôi được số lượng nhiều nhưng chất lượng kém hay bị lẫn tạp tảo từ không khí, từ nước mưa. Nguồn tảo dùng không được lâu. Năng suất không ổn định.
Tùy theo nhu cầu mà ta phải sử dụng phương pháp nuôi nào cho phù hợp với mục đích. Thông thường nên kết hợp cả 2 phương pháp nuôi để hổ trợ cho sản xuất được liên tục và đảm bảo.
2.2 Qui trình ương nuôi luân trùng.
Nguồn nước nuôi luân trùng cũng được xử lý kĩ trước khi đưa vào bể để tránh các động vật phù du khác lẫn tạp, tránh được các bệnh lây nhiễm. Nước có độ mặn 20 -25 phần ngàn, pH 8 - 8,5, hàm lượng ôxi hòa tan từ 4-6 mg/l được cấp vào bể bố trí sục khí vừa đủ ( 2 sục cho bể 3m3), có lắp nhiều lọc nước. Luân trùng mới đem về thả vào bể nuôi với mật độ ban đầu vào khoảng 50 -100 con/ ml.
Hình3.4 : Hệ thống bể nuôi luân trùng.
Cho ăn: Ba loại thức ăn chính được sử dụng trong quá trình nuôi luân trùng thường là : Tảo tươi, men bánh mì và selco. Tảo tươi được cấp trực tiếp vào bể, có thể cấp đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều với liều lượng 20 - 40 lit/m3, lượng tảo được tăng lên theo sự tăng sinh khối của luân trùng trong bể. Men được coi là nguồn thức ăn chính cho luân trùng và xuyên suốt trong quá trình nuôi. Men được xay nhỏ bằng máy xay sinh tố có bổ sung thêm một lượng selco ( từ 1/6 -1/4) lượng men bánh mỳ. Men đã xay nhỏ được tạt đều khắp bể sao cho lượng men đảm bảo phân bố đều là được. Nên tắt sục khí mỗi khi cho ăn men. Thường xuyên vệ sinh bể, lau chùi thành bể, thay vải lọc…Sau 3 -5 ngày luân chuyển bể để vệ sinh chà rửa, loại bỏ những chất lắng đáy, bám vào thành.
Khi mật độ luân trùng đạt 200 -1000 con/ml ta có thể thu, thời gian nuôi lên đến mật độ được tính toán trước khi cho đẻ cá ( thường khoảng 5 -7 ngày).
Phương pháp thu:
Thu luân trùng bằng cách lọc qua lưới (kích thướt 2a = 50 -60) lưới lọc được đặt trong sọt nước có thể chảy ra được. Nên đặt sọt trong chậu nước để tránh luân trùng bị chèn ép lên thành lưới làm chúng dể gây chết. Nước được từ bể ra lọc qua lưới, nên lọc nhiều lần với số lượng cần thu tránh mật độ trong lưới lọc quá cao gây ra thiếu ôxi cũng như quá trình lọc sẽ chậm hơn do chúng bám vào lưới làm nước không thể chui ra ngoài được.
Hình3.5 : Thu luân trùng để làm giàu.
3.Chuẩn bị bể ương, đem trứng về ấp nở. 3.1 Chuẩn bị bể ương.
Bể ương đựợc chà rửa kĩ càng trước khi đem trứng về . Bể phải được chà rửa sạch bằng xà phòng loại bỏ sơ cấp những vết bẩn, mầm bệnh. Tạt ngâm chlorine từ 1 - 2 ngày để diệt sạch các loại nấm, vi khuẩn tồn tại trong bể. Nên phơi khô 2 - 3 ngày sau đó mới rửa lại bằng nước ngọt lần nữa để đảm bảo lượng clo không còn trong bể. Nguồn nước dùng cho ấp trứng và ương nuôi tốt nhất là nguồn nước đã xử lý
chlorin, tuy nhiên cũng có thể dùng nguồn nứớc chưa xử lý. Ở đợt ương này dùng nguồn nước bơm từ biển chưa xử lý qua chlorine. Ta chấp nhận nguồn nước có nhiều nguyên sinh động vật nấm và cả vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nguồn nước lấy lúc thủy triều lớn nên tương đối sạch gần như nguồn nước ngoài khu vực nuôi cá bố mẹ, rủi ro cho trứng và ấu trùng thấp. Nước đã xử lý chlorine e ngại còn dư lựong clo, hoặc nếu trung hòa bằng thiosunfat thì không tốt cho trứng và cá bột.
Tiến hành cấp nước chưa xử lý vào bể, bố trí khoảng 5 sục khí phân đều khắp bể, 2 khung ( skimmer) thu ván, bọt trên mặt nứớc. Sục khí liên tục 24/24, đảm bảo các thông số chỉ tiêu môi trường để chuẩn bị thả trứng.
Hình3.6 : Hệ thống bể của trại và nước bể ương đã chuẩn bị cho quá trình ấp trứng.
3.2 Đóng bọc, vận chuyển trứng .
Cá bố mẹ được nuôi lồng trên biển (địa điểm tại Vũng Ngán), khu lồng bè của Trường ĐHNT. Quá trình kích thích cho đẻ được thực hiện tại lồng, sau khi cá đẻ tiến hành thu gom đóng trong bọc ni lông có thể tích nứớc từ 3 – 5 lít, có bơm oxi và vận chuyển về trại ấp.
3.3 Ấp trứng.
Trứng mang về từ lồng đựợc thả vào vào xô chứa nước, tùy theo lượng trứng nhiều hay ít mà thể tích xô chứa nước phải dùng thay đổi lớn hoặc nhỏ, tiến hành tắt sục khí để phân loại những trứng tốt và những trứng xấu. Trứng tốt sẽ nổi hoặc lơ lững ở phần trên, những trứng xấu trứng không thụ tinh sẽ nằm ở phần dưới hoặc
lắng đáy. Dùng vợt vớt những vớt những lơ lững, nổi trên mặt nước cho vào bể ấp. Nên kiên quyết bỏ đi những trứng theo đáng giá là kém chất lượng bị lắng đáy. Trứng ấp trực tiếp trong bể ương với mật độ khoảng 233 trứng/lít.
Sục khí đựợc duy trì liên tục 24/24, nhẹ nhàng ở thời kỳ đầu. Chỉ nên sục nhẹ nhàng đủ vừa đủ đảo trứng trôi nổi liên tục để chúng không bị lắng đáy gây nên hiện tựơng thiếu ôxi cho quá trình phát triển phôi, cũng như cho cá bột khi nở, tránh sục khí quá mạnh.
4.Chăm sóc quản lý bể ương. 4.1 Mật độ ấu trùng ương.
Sau khi cá nở ở thời điểm xác định là cá đã nở hết, ta tiến hành định lượng để biết số lượng cá bột trong bể, tỷ lệ nở cũng như hiệu quả của đợt sinh sản đàn cá bố mẹ. Mật độ ấu trùng ấu trùng cá mới nở đựợc ương ở mật độ vào khoảng 5 – 12 con/L. Số lượng ấu trùng khi đã được xác định tùy theo lượng nhiều hoặc ít mà ta tiến hành sang thưa hoặc dồn chung để mật độ đạt ở mức thích hợp. Quá trình sang hoặc dồn cá nên dùng ca nhực, vật dùng tiện dụng múc cả nước và cá tránh dùng vợt múc trực tiếp cá sẽ làm chúng chết rất nhanh, mọi thao tác nên nhẹ nhàng tránh tác động mạnh ở giai đoạn này.
Bảng 3.1 : Kết quả các số liệu của đợt ương.
Chỉ tiêu Số lượng
Số lượng trứng 1267900 Số lượng cá nở 31276 Mật độ ấu trùng 5
Mật độ trứng 211
4.2 Thức ăn, chế độ cho ăn và cách cho ăn. 4.2.1 Thức ăn.
Ngoài việc cấp tảo, luân trùng ở giai đoạn đầu của ấu trùng thì Artermia là thức ăn không thể thiếu ở giai đoạn sau của giai đoạn cá hương. Tiếp theo là thức ăn tổng hợp bắt đầu từ giai đoạn cá giống.
Ngày tuổi Loại thức ăn Số lần cho ăn Liều lượng
2 Luân trùng 1 5 - 10 con/ml 3 – 17 Luân trùng 2 – 4 lần 10 - 20 con/ml 13 – 15 Artermia 2 lần 2 - 3 con/ml 16 – 30 Artermia 2 10 - 15 con/ml 19 – 29 Thức ăn tổng hợp NRD 5 7,5 - 19 gam/1000 cá 30 – 40 Nt 5 20 – 100 gam/1000 cá 40 – 50 Nt 5 120 – 180 gam/1000 cá 4.2.2 cấp tảo.
Ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho luân trùng tảo được cấp vào bể ương khi cá đã nở ra. Việc cấp tảo vào bể ương là vấn đề không kém phần quan trọng. với vai trò ổn định môi trường, hấp thị khí độc, giảm stress cho cá. Tảo có vai trò quan trọng trong bể ương. Việc cấp tảo thường xuyên ngày 2 lần duy trì mật độ tảo trong bể thích hợp sẽ cải thiện đáng kể môi trường nước. Ngoài việc ổn định môi trường tảo còn là nguồn thức ăn cho luân trùng được cấp vào bể ở 2 ngày tuổi mà cá chưa sử dụng hết. 4.2.3 Làm giàu luân trùng và cho ăn.
làm giàu bằng vi tảo.
Các loại vi tảo chứa một hàm lượng các axit béo thiết yếu như : axit cicosapentacnoic ( EPA 20 : 5n – 3), docosahexaneic ( DHA 22 : 6n – 3)… Riêng vi
Cấp luân trùng 5-20 con/ml ( 2-4 lần/ ngày)
Cấp tảo 100 – 200 lít(2 lần/ngày)
Hình 3.7 Sơ đồ biểu diễn thời gian cung cấp các loại thức ăn.
0 3 13 17 19 30 50 ngày tuổi Dinh dưỡng bằng noãn
hoàng
Cấp Artemia 10 – 20 con/ml (1-2 lần/ ngày)
tảo Nanochloropsis occualata chứa một hàm lượng axit cicosapentacnoic ( EPA 20 : 5n – 3) rất tốt cho sự phát tiển của ấu trùng cá. Luân trùng làm giàu ngập trong tảo này (với mật độ khoảng 5.106 tế bào /ml) sẽ đồng hóa các axit béo thiết yếu trong thời gian vào giờ và tiến tới mức cân bằng tỷ lệ DHA/ EPA trên 2[1].
Làm giàu bằng selco.
Cũng tương tự như phương pháp làm giàu bằng vi tảo, luân trùng sau khi thu hoạch được làm giàu với selco xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với liều lượng 125 mg/l nước biển trong thời gian tối thiểu 8h tính từ lúc bắt đầu thu làm giàu.
Luân trùng sau khi làm giàu được cấp vào bể với mật độ xác định ( 5 – 10 con/ml ở giai đoạn đầu, 15 – 20 con/ml ở giai đoạn sau), đảm bảo duy trì lượng luân trùng không thiếu trong bể cá.
Hiện tại chưa có tài liệu ngiên cứu chính xác về số lượng luân trùng mà cá bắt, tiêu thụ trong 1 ngày. Lượng luân trùng chỉ tính toán đưa vào bể sao cho đảm bảo cá bắt mồi liên tục và tránh quá dư thừa dẫn đến chết làm xấu môi trường.
4.2.4 Phương pháp ấp, làm giàu và cho ăn artermia.
Nauplius của artermia được khẳng định là nguồn thức ăn tươi sống và hiệu quả nhất cho ấu trùng cá từ giai đoạn 15 trở đi. Với kích cở chiều dài từ 4,28 – 5,15 (mm) tùy theo nguồn artermia, phù hợp miệng cá ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển . Với hàm lượng năng lượng rất cao từ 366 – 681.10-3 Jun ( giai đoạn Instar 1) nên nauplius của artermia được sử dụng rộng rãi và được quan tâm trong quá trình ương nuôi các loài cá, cả nước ngọt, nước lợ và nước măn[1].
Quá trình ấp nở.
Với mật độ ban đầu được tính toán ra theo khối lượng khoảng 2 gam trứng/lít nước, độ mặn dao động từ 15 – 30 ‰, pH từ 8 -8,5. Ta có thể thực hiện dễ dàng trong các thiết bị như xô nhựa, và các vật dụng tương tự, quá trình ấp đơn giản được tóm tắt qua các bước như sau:
Cân xác định khối lượng trứng cần ấp. Đem trứng đi khử vỏ.
Cho vào xô nhựa đã cấp nước sẵn có sục khí.
Sau khoảng thời gian từ 20 – 24h trứng được xác định đã nở hết, có thể đem đi làm giàu.
Cách khử vỏ
Sử dụng nước ngọt có pha chlorine 500ppm sục khí vừa phải, cho trứng vào để khoảng 5 – 7 phút sau đó lọc lại, rửa sạch Chlorine bằng nước ngọt rồi cho vào xô ấp.
Cách thu Nauplius của Artermia.
Sau khoảng thời gian 20 -24 giờ đồng hồ, các trứng của Artermia đã đảm bảo nở thành Nauplius thì ta bắt đầu thu. Trước tiên ngừng sục khí trong 5 -7 phút, đậy kín nắp không cho ánh lọt vào, các vỏ trứng sẽ nổi lên trên mặt nước, trứng không nở chìm dưới đáy xô cùng các chất cặn. Dùng ống hút hút nước ở tầng giữa, lọc qua vợt ( vợt phải để ngập trong nước ) tránh tác động mạnh. Tiếp tục cấp đầy nước vào xô và để lắng 5 -7 phút nữa. Hút lấy phần nước giữa xô như ban đầu đến khi cơ bản đã