7.1 Các giai đoạn phát trển của ấu trùng.
Cá mới nở thường nổi lên trên mặt nướcc nhờ giọt dầu, bụng ngửa lên trên. sau khoảng 2 ngày chúng phân bố đều trong nước, khối noãn hoàng có thể nhìn thấy được (màu trắng đục nằm ở phần bụng), sau 3 ngày tiêu thụ hết noãn hoàng cá bắt đầu bắt mồi, thức ăn chủ yếu trong giai đoạn này là luân trùng. Khi cá đã bắt mồi thì có sự thay đổi nhanh chóng về chiều dài, trọng lượng và sắc tố.
Hình 3.11 : Hình dạng của cá qua các giai đoạn phát triển.
Cá bột 2 ngày tuổi Cá bột 3 ngày tuổi
Cá 10 ngày tuổi Cá 15 ngày tuổi
Trong vòng 10 ngày đầu cá có màu trắng sữa, ban đầu nhạt về sau đậm dần có hai chấm mắt to đen. Bắt đầu từ sau ngày tuổi thứ 10 ( lúc này cá đạt chiều dài khoảng 3- 5 mm) bắt đầu xuất hiện sắc tố đen trên toàn bộ cơ thể. Theo thời gian
tăng dần đến khoảng ngày thứ 30 sắc tố đen bắt đầu thay đổi chuyển sang màu của cơ thể cá trưởng thành( lúc này cá đạt chiều dài khoảng 12-17 mm). Những cá thể vượt đàn đã có thể nhìn thấy được cá vây lưng, ngực và đuôi. Đến ngày thứ 40 sắc tố cá trở nên rõ rệt hơn, hai mặt bên cá có màu trắng bạc, các vây đuôi nhìn thấy rõ ràng.
7.2 Tốc độ sinh trưởng.
Tốc độ sinh trưởng của cá được xác định với sự tăng lên của chiều dài cơ thể qua các thời điểm. Sự tăng lên về kích thướt của đàn cá và từng cá thể có sự khác nhau. Ở ngày tuổi từ 15 - 30 cá có sự phân đàn lớn. Từ sau ngày tuổi 30 sự phân đàn giảm dần, sự chênh lệch giữa cá thể lớn nhất và nhỏ nhất trong đàn
không lớn lắm.
Bảng 3.5 Chiều dài và tốc độ tăng trưởng của cá qua các giai đoạn.
Hình 3.12 : Tốc độ tăng trưởng của cá qua các giai đoạn ương nuôi.
Từ ngày tuổi 27 – 37 tốc độ tăng trưởng của cá lớn nhất trong khoảng thời gian từ lúc mới nở đến 50 ngày tuổi, đây là đặc tính của loài. Ở giai đoạn cá hương chuẩn bị lên cá giống cá có tốc độ phát triển nhanh nhất. Khi đã hoàn thiện bộ máy tiêu của cơ Ngày tuổi Chiều dài ( mm) Tốc độ tăng trưởng trung
bình tuyệt đối chiều dài cá (mm/ngày) 1 1,88 7 3,76 ± 0,07 0,26 17 10,31 ± 0,05 0,65 27 18,49 ± 0,16 0,8 37 33,88 ± 0.13 0,54 50 43,88 ± 0,28 0,33
quan tiêu hóa, chúng ăn mạnh và kích thướt tăng nhanh, sự phân đàn cũng diễn ra lớn ở thời điểm này.
7.3 Tỷ lệ sống.
Bảng 3.6 : Tỷ lệ sống của cá trong đợt ương nuôi.
Cá chim Vây Vàng thường hao hụt ở giai đoạn đầu đến 7 ngày tuổi. Cá chết nhiều đặc biệt là những ngày đầu khi cá bắt đầu nở do các điều kiện môi trường ảnh hưỏng, tác động cá chưa thích ứng kịp. Khi cá bắt đầu tiêu thụ thức ăn bên ngoài phần nhiều do chúng không bắt được luân trùng, cá yếu dẫn đến chết.
Từ ngày tuổi thứ 7 trở đi hầu như không hao hụt do đặc điểm của loài : Cá khoẻ, tiêu thụ thức ăn bên ngoài ổn định, lúc này đã loại bỏ hết những cá thể yếu, sức sống kém, chỉ còn lại những phần tử có chất lượng tốt. Từ khoảng ngày thứ 17 trở đi có những cá thể vượt đàn có chiều dài gấp 2 chiều dài cá thể nhỏ nhất trong đàn. Tuy nhiên không thấy hiện tượng ăn nhau giữa các cá thể trong đàn.