- Scincus multifasciata, Kuhl,
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vào ban ngày ở 5 địa điểm ( nhất là khi trời nắng vì đây là thời tiết tối ưu cho hoạt động của Thằn lằn bóng ) từ 8 giờ đến 16 giờ và bắt đầu ghi lại dữ liệu từ 5 - 10 phút sau khi phát hiện Thằn lằn bóng. Chúng tơi quan tâm đến các hoạt động bao gồm: săn mồi, ngồi và đợi, tắm nắng của Thằn lằn bóng và chỉ lấy số liệu quan sát được từ 9 giờ 30 đến 16 giờ để phân tích cho ngồi và đợi vì lồi Thằn lằn bóng này thường tắm nắng trước 9 giờ 30.
Thông qua mỗi lần thu mẫu, quan sát, đo đạc, ghi nhận và mô tả các đặc điểm sinh thái như: sinh cảnh sống, chất lượng rừng, độ che phủ, điều kiện vô sinh ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… ), các điều kiện hữu sinh ( động vật, thực vật, thức ăn, kẻ thù… ) nơi ở, nơi đẻ và các tập tính sinh học khác ( hoạt động bắt mồi, thời gian bắt mồi tích cực, hoạt động giao hoan sinh dục... ) bằng cách: trên mỗi địa bàn nghiên cứu, chọn một vùng có mật độ Thằn lằn cao ( số lồi, số cá thể từng lồi ) có sinh cảnh đặc trưng cho địa điểm nghiên cứu để theo dõi, quan sát đều đặn trong từng tháng. Thời gian theo dõi, quan sát cho mỗi vùng trong từng tháng là 2 - 3 ngày. Ngoài vùng được chọn, đã khảo sát thêm 1 số vùng khác để bổ sung số liệu cho vùng được chọn nghiên cứu.
Khi quan sát, dùng máy ảnh để ghi lại hình ảnh quan sát được, đồng thời ghi nhật kí nghiên cứu. Nhìn chung, quan sát và mơ tả các đặc điểm về môi trường sống, nơi ở và kiếm ăn theo Phạm Nhật và cộng sự ( 2003 ) [33].
Dùng nhiệt kế, ẩm kế hiệu Anymetre để xác định nhiệt độ, độ ẩm tương đối và các yếu tố thời tiết khác trong vùng nghiên cứu. Thơng qua đó để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vơ sinh đến hoạt động bắt mồi, mùa sinh sản… Quan sát và ghi chép vào nhật ký nghiên cứu các loài động thực vật, nguồn thức ăn có trong vùng nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phân tích thành phần thức ăn có trong dạ dày ở trong phịng thí nghiệm sau này.
Mẫu cũng có thể mua trực tiếp từ người đồng bào dân tộc hoặc ở chợ, đồng thời phỏng vấn người dân địa phương, người thường xuyên đi rừng, các già làng,… để tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái. Tuy nhiên, đi thu mẫu trực tiếp là chủ yếu, phỏng vấn và thu mẫu ở chợ nhằm mục đích thu thập thơng tin về tình hình đánh bắt.