- Scincus multifasciata, Kuhl,
E. multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
5.3. Tập tính dinh dưỡng
Hoạt động kiếm ăn diễn ra chủ yếu vào ban ngày, thời gian kiếm ăn khác nhau tùy loài. Đối với loài E. longicaudata khoảng 10 giờ đến 14 giờ, nhiều nhất là từ 11 giờ đến 14 giờ. Đối với loài E. multifasciata thì sớm hơn khoảng 8 giờ đến 14 giờ, cao nhất từ 8 giờ đến 12 giờ. Nhất là vào những ngày nắng ấm, thời tiết khô ráo, chúng xuất hiện rất nhiều để săn mồi. Thằn lằn bóng có khả năng bắt mồi động và tĩnh, khi phát hiện mồi, tập tính săn mồi diễn ra ngay sau đó. Chúng bị rất nhẹ nhàng, thè lưỡi để đánh hơi con mồi và dùng đầu rúc vào thảm lá mục để tìm mồi. Khi gặp mồi chúng dùng miệng đớp lấy mồi. Với loại mồi nhỏ chúng đớp rồi nghiền qua loa sau đó rướn cổ lên nuốt lấy con mồi, với mồi lớn thì chúng đớp rồi thả ra nhiều lần để cho con mồi chết rồi mới nuốt, trước khi nuốt mồi chúng dùng hàm để nhai cho mồi nát ra, mềm đi rồi mới nuốt. Đối với những con mồi di chuyển nhanh đôi khi chúng cũng săn đuổi và đớp mồi.
Thằn lằn bóng là lồi ăn tạp, trong phổ thức ăn đã phân tích có cả động vật khơng xương sống loại nhỏ, động vật có xương sống, có lẫn thực vật bậc cao và vụn thực vật. Đặc biệt Thằn lằn bóng có hiện tượng ăn đồng loại các cá thể con cùng lồi hay khác lồi có kích thước nhỏ hơn.
Kết quả quan sát trên thực địa cho thấy 2 lồi Thằn lằn bóng Eutropis thường đi kiếm ăn riêng lẻ xung quanh nơi ở của mình hoặc cách nơi ở khơng xa lắm, mỗi con kiếm ăn ở một khu vực nhất định. Chúng thường tìm kiếm những hốc cây, bụi cây, bờ rào, đống rơm, có thảm mực và nhiều cơn trùng để kiếm ăn hoặc bò ra các bãi cỏ ven bờ ruộng, bờ ao, bờ mương, đống củi...nơi có nhiều lồi cơn trùng xuất hiện để bắt mồi. Riêng loài E. longicaudata chúng thường kiếm ăn muộn hơn các lồi khác, ít khi bị xuống đất mà chúng thường bò trên cây, mái nhà, giàn mướp, đống cây khô, bờ rào...để bắt mồi.
Sau thời gian kiếm ăn, các lồi Thằn lằn bóng thường bắt đầu vào mùa sinh sản. Đến mùa sinh sản, thân con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con cái, ở hai bên hơng và dưới cổ. Con đực có đầu, gốc đi to hơn, chiều dài đuôi thường dài hơn con cái. Con cái thường có màu sắc nhạt hơn con đực. Con đực và con cái biết đi tìm nhau trong mùa sinh sản và nhận ra nhau bằng thị giác, thông thường con đực hoạt động mạnh hơn để tìm kiếm con cái, vào thời kỳ này con đực trở nên hung dữ, sẵn sàng giao tranh để dành con cái. Khi tìm thấy con cái, chúng tiến hành giao hoan trước khi giao hợp, chúng thường ngoe ngẩy đuôi, ngẩng cao đầu và gật đầu liên tục vài lần. Con cái cũng đáp lại bằng cách gật đầu liên tục và nhón cao chân uốn cong bụng. Sau đó con đực tiến lại gần con cái, bị quanh con cái hoặc leo lên lưng con cái. Khi con cái bị đi con đực có thể dũng mõm đớp vào đi, vào cổ con cái. Khi con cái bị đến chỗ thích hợp, đi cong lên, con đực luồn đi dưới đuôi con cái tiếp tực ngoe ngẩy và ôm con cái bằng hai chi trước, chân sau bên phải, thân hơi nghiêng và tiến hành giao phối với con cái. Thời gian giao phối kéo dài 15 đến 20 phút. Sau khi giao phối xong con đực bò đi chỗ khác, con cái nằm im một chỗ sau đó mới đi kiếm ăn.