Quy trình

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Bể bùn hoạt tính hiếu khí Unitank (Trang 47 - 48)

Nước thô được đưa vào qua màng lưới tách pha rắn lỏng, những chất cặn bã có kích thước lớn được giữ lại hoặc nổi lên trên. Sau đó thông qua trạm bơm, bùn hoạt tính được đưa vào cung cấp cho bể phản ứng. Sau đó, thông qua băng tải nước được vận chuyển đến bể phản ứng. Dưới tác động của quạt thông gió thực hiện quá trình sục khí. Cuối cùng nước được vận chuyển qua bể lắng thực hiện quá trình lắng cặn. Tại đây, bùn cặn được máy bơm vận chuyển thải ra ngoài. Tại bể sục khí xảy ra quá trình xử lý sinh học bao gồm 2 công đoạn. Đầu tiên là công đoạn khử nước sau đó vận chuyển bùn ra ngoài, thứ hai là công đoạn khử trùng bằng clo. Sau khi khử trùng bằng clo nước phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài. Bởi vì nhà máy được thiết lập hệ thống tái sử dụng nước, vì vậy nước sau khi tiệt trùng thông qua bể sẽ trở lại và được tái sử dụng.

Sơ đồ dòng chảy quá trình nhà máy được hiển thị dưới đây:

4.4.2.2. Nguyên tắc quy trình và đặc điểm

Xủ lí nước thải với 3 cấp độ:

- Cấp độ 1 (xử lí vật lí): loại bỏ 70-80% chất rắn lơ lửng. Hoạt động ở chế độ lưới lọc thô và lưới lọc tinh: kiểm soát thời gian và kiểm soát mức độ, kiểm soát thời gian thường được ưu tiên, bắt đầu thiết lập 30 phút một lần. Lưới tinh được sử dụng để loại bỏ các hạt chất rắn lơ lửng lớn hơn, sạch hơn.

- Cấp độ 2 (xử kí sinh học): loại bỏ các chất hữu cơ BOD 80-90%. Bể phản ứng mục đích để loại bỏ BOD, COD, các hạt cặn lơ lửng. Bể có hệ thống sục khí, hệ thống thoáng khí, khử mùi, làm tăng hiệu quả phản ứng, đẩy nhanh quá trình tách cặn. Do hiệu ứng từ các máy sục khí tạo ra xoáy nước làm tăng diện tích tiếp xúc va chạm của cặn làm chúng bám dính nhau từ đó loại bỏ các chất hữu cơ ô nhiễm. Sau quá trình này, hàm lượng chất hữu cơ còn lại chỉ khoảng 5% .

- Cấp độ 3 (xử lí nâng cao): không có sự suy giảm chất hữu cơ N, P,…

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Bể bùn hoạt tính hiếu khí Unitank (Trang 47 - 48)