Hoạt động của bể:
Trong quá trình hoạt động, hai trong ba bể là bể sục khí, bể còn lại là bể lắng. Sau khi xử lí ở bể thứ nhất, nước thải từ cửa mở ở phần tường chung giữa hai bể đi qua bể kế tiếp, số bùn còn đọng lại ở đáy bể sẽ được đưa ra ngoài. Nước thải được dẫn vào bể trái, bể trái trở thành bể sục khí, lúc này bể giữa cũng trở thành bể sục khí còn bể phải là bể lắng, nước thải sau khi được xử lí xong ở bể này sẽ theo cửa mở chảy lại qua bể trái, dòng chảy từ trái qua phải.
Qua một khoảng thời gian nhất định, đóng van dẫn nước ở bể trái, mở van dẫn nước ở bể giữa, lúc này bể trái bắt đầu ngừng việc sục khí, nước thải từ bể giữa chảy qua bể phải. Sau một thời gian rất ngắn, đóng van dẫn nước ở bể giữa, chuyển đường dẫn nước vào cho bể phải, lúc này bể phải là bể sục khí cò bể trái đảm nhiệm công việc lắng. Dòng chảy sẽ lưu động từ phải qua trái, hoàn thành một chu kì tuần hoàn. Sự lặp lại giữa hai chu kì như vậy giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
Do mực nước ở ba bể có sự chênh lệch, đã giúp dòng chảy chảy từ bể sục khí thứ nhất đến bể giữa và từ bể lắng ra ngoài. Lúc đầu, mực nước dẫn vào của bể thứ nhất là cao nhất, đồng thời việc mực nước thải chiếm toàn bộ thể tích bể đã giúp cố định ống dẫn nước ở cửa ngăn giữa hai bể. Lúc bể trái qua thời kì sục khí đến thời kì lắng, mực nước trong bể hạ xuống, hỗn hợp chất lỏng gồm bùn và chất thải lắng xuống, được giữ lại trong ống dẫn nước. Để đưa hỗn hợp chất lỏng này ra ngoài, ta dùng nước sạch vệ sinh đường ống, nước sạch sẽ giúp các chất lỏng đó quy tụ lại rồi đẩy chúng ra ngoài bằng cửa thoát của bể, dùng máy bơm cỡ nhỏ để nâng lên sau bể giữa. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho chu trình.
Hình 2.3: Quá trình hoạt động bể UNITANK
Để mô tả rõ hơn các giai đoạn trong quá trình này ta chia ra thành 4 pha đó là: pha chính thứ nhất, pha trung gian thứ nhất, pha chính thứ 2 và pha trung gian thứ 2.
Pha chính thứ nhất
Nước thải được nạp vào ngăn A. Lúc này, ngăn A đang sục khí. Nước thải vào sẽ được hoà trộn với bùn hoạt tính. Các hợp chất hữu cơ được hấp thụ và phân huỷ một phần. Quá trình này gọi là sự tích luỹ. Từ ngăn A, hỗn hợp bùn lỏng (nước + bùn) chảy qua ngăn B và tiếp tục được sục khí. Bùn sẽ phân huỷ nốt các chất hữu cơ đã được hấp thụ ở ngăn A. Chúng ta gọi quá trình này là sự tái sinh. Cuối cùng, hỗn hợp bùn lỏng tới ngăn C. Ở đây không sục khí và không khuấy trộn. Trong điều kiện tĩnh lặng, các hạt bùn lắng xuống do trọng lực, còn nước trong được thu ra bằng máng tràn. Bùn sinh học dư được loại bỏ tại ngăn C. Để tránh sự lôi cuốn bùn từ A, B và tích luỹ ở C, hướng dòng chảy sẽ được thay
đổi sau 120 – 180 phút (sự chuyển pha).
Pha trung gian thứ nhất
Mỗi pha chính được tiếp nối bằng một pha trung gian. Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng. Nước thải được nạp vào ngăn B và cả hai ngăn A, C đều đang trong quá trình lắng. Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng dòng chảy ngược lại) được chuẩn bị, bảo đảm cho sự phân tách tốt, dòng ra sạch.
Pha chính thứ hai
Pha này tương tự như pha chính thứ nhất với dòng chảy ngược lại. Nước thải được nạp vào ngăn C, chảy qua B tới A. Ngăn A bây giờ đóng vai trò là ngăn lắng (không sục khí, không khuấy trộn).
Pha trung gian thứ hai
Pha này đối nghịch với pha trung gian thứ nhất. Ngăn sục khí C bây giờ sẽ chuyển thành ngăn lắng trong khi ngăn A đang ở phần cuối của quá trình lắng và ngăn B sục khí.