Quy trình áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Bể bùn hoạt tính hiếu khí Unitank (Trang 28 - 29)

Sản phẩm của quá trình này là bùn sinh học và nước sau khi xử lý. Lượng nước này tiếp tục được bơm qua bể khử trùng và bổ sung hóa chất xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn dư được bơm sang bể chứa bùn để phân huỷ hết chất hữu cơ còn lại trong bùn, bùn dư sẽ được lưu lại đây một thời gian sau đó sẽ có đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý định kỳ và nước tách bùn sẽ được đưa trở lại hệ thống thu gom để xử lý tiếp.

2.2.1. Quy trình áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh họcUnitank Unitank

Hình 2.5: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng Unitank

Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ vào bể tự hoại sau đó gom vào hố ga tập trung. Còn đối với nước thải từ khu từ nhà ăn được bố trí qua song chắn rác, loại bỏ rác thải có kích thước lớn,tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình xử lý tiếp theo của hệ thống. Sau đó chảy sang bể tách mỡ, mục đích của bước này là loại bỏ lượng mỡ, tránh tình trạng kéo màng trên bề mặt dẫn đến tình trạng giảm khả năng trao đổi khí của vi sinh vật và ách tắt đường ống.

Tất cả nước thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh được gom chung về hố thu gom tập trung. Từ đây thực hiện tiếp quy trình xử lý nước thải của hệ thống. Tại bể gom này nước thải chảy qua song chắn rác tinh nhằm loại bỏ một phần SS cũng chính là giảm BOD trong nước thải.

Sau khi qua song chắn rác nước thải được chảy qua bể điều hòa. Bể này đóng vai trò điều hòa lưu lượng, nồng độ các chất có trong nước thải và tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau. Bể điều hòa được cấp khí liên tục để tránh quá trình phân hủy kị khí gây ra mùi hôi, đồng thời tạo điều kiện xử lý một số tạp chất hữu cơ dễ phân hủy.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Bể bùn hoạt tính hiếu khí Unitank (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w