Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng của nhcsxh huyện tuần giáo (Trang 50 - 54)

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện quy chế điều hành thống

3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra cho năm 2009 là: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%, tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giải pháp mà Chính phủ đặt ra là cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và XĐGN theo hướng:

(i) Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án và các chính sách đã ban hành để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống người nghèo, vùng nghèo, đồng bào DTTS khó phân vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Các bộ và địa phương phải bố trí đủ nguồn vốn là tăng dự trũ, dự phòng, bảo đảm đủ chi cho nhiệm vụ này, hoàn thiện cơ chế thực thi và chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện để nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, kịp thời, không để thất thoát, lãng phí. Mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng mức hỗ trợ thích hợp theo các chính sách an sinh xã hội hiện có;

(ii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ có tính cơ bản lâu dài về an sinh xã hội, trong đó tập trung vào một số trọng tâm như: vận dụng tối đa những chính sách và lồng ghép có hiệu quả những chương trình, dự án hiện có, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở những vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất; thực hiện Chương trình quốc gia về nhà ở, phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị... Nâng cao năng lực của NHCSXH đế thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng an sinh xã hội và đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách để học tập, phát triển SXKD, cải thiện đời sống. Cụ thể:

Về huy động vốn

- Đánh giá lại các chương trình cho vay, phân tích nhu cầu cho vay vốn để thực hiện mục tiêu XĐGN và khả năng thực hiện của NHCSXH để đề xuất

mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2009 ở mức hợp lý, tránh việc đưa chỉ tiêu quá cao tạo áp lực về vốn lên NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp của Chính phủ vế kiềm chế lạm phát. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có kế hoạch và ưu tiên tập trung các nguồn vốn NSNN, nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chuyển qua NHCSXH để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trước mắt tiếp tục bố trí vốn trong dự toán chi ngân sách hàng năm để bổ sung vốn cho vay các chương trình như cho vay GQVL; cho vay hộ đồng bào DTTS vùng DBKK...

- Về phân bổ vốn, cần tập trung ưu tiên vốn cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt vùng sâu. vùng xa. Tổ chức tốt việc bình xét cho vay từ cấp cơ sở đế đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích.

- NHCSXH cần chủ động, tích cực huy động vốn trên thị trường, kể cả phát hành trái phiếu huy động vốn để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách và HSSV theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Nâng cao hiệu quá sử dụng vốn vay

Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của từng chương trình trên các vùng miền của đất nước để từ đó đề xuất việc thay đổi phương thức đầu tư cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay của các chương trình, kết hợp lồng ghép với các chương trình trợ giúp KHKT và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Chính phủ chỉ đạo UBND các cấp phải có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận các kiến thức, tiến bộ KHKT để áp dụng vào hoạt động SXKD làm tăng năng suất, sản lượng góp phần giúp cho người dân thoát nghèo một cách bền vững .

Hoàn thiện cơ chế khoán phí quản lý cho giai đoạn 2009 - 2010 theo hướng gắn trách nhiệm của NHCSXH trong việc thu nợ (cả gốc và lãi) với kinh phí được hưởng. Xây dựng cơ chế xử lý nợ tồn đọng theo hướng áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ cùng với việc cho vay bổ sung vốn mới để người dân khắc phục khó khăn tài chính khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. NHCSXH cần tăng cường phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác để đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng, kiểm soát chặt chẽ việc gia hạn nợ, cho vay đảo nợ đối với các hộ vay.

Quan hệ phối hợp

HĐND, UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của NHCSXH thông qua việc: bố trí vốn từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để chuyển qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; đầu tư trang bị cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của NHCSXH trên địa bàn thông qua các hoạt động như bàn giao trụ sở làm việc dôi dư của các cơ quan cho NHCSXH, cấp đất, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng trụ sở và trang bị phương tiện làm việc...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan Trung ương các hội, đoàn thể phối hợp với NHCSXH chỉ đạo các địa phương tổ chức lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người nghèo, nhờ đó mà đồng vốn cho vay mới thực sự phát huy hiệu quả, giúp người nghèo thoát nghèo nhanh và phát triển bền vững.

NHCSXH chủ động phối hợp với các chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị nhận uỷ thác và các cơ quan liên quan thường xuyên và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ưu đãi từ khâu bình xét đối tượng vay vốn, lập kế hoạch cho vay, giải ngân, chú trọng khâu kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay để đảm bào đồng vốn được sử dụng đúng

mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả; bổ sung kịp thời những hộ thuộc diện hộ nghèo nhưng chưa được địa phương thống kê và các hộ tái nghèo vào danh sách hộ nghèo để được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo các chế độ của Nhà nước.

3.2.2. Phát triển mạnh các hoạt động cho vay

Tiếp tục cải tiến phương thức, thủ tục cho vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, khắc phục tình trạng cho vay có tính “cào bằng”, thời hạn cho vay không phù hợp với khả năng trả nợ của người vay.áp dụng thống nhất một loại lãi suất cho vay ưu đãi theo các chương trình, dự án của Chính phủ, địa phương. Lãi suất cho vay ưu đãi trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn và bằng khoảng 70% lãi suất cho vay bình quân cùng loại của các NHTM Nhà nước. Khi lãi suất thị trường biến động (tăng hoặc giảm) với mức trên 1,5%/năm, thì cần điều chỉnh lãi suất cho vay.

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng hoàn trả nợ của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân. Đối với những hộ chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp thì tăng thời hạn cho vay đến 7 năm.

Về nguyên tắc, hộ nghèo vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nhưng đối với hộ vay số vốn lớn, thời hạn dài, NHCSXH có thể yêu cầu hộ vay vốn bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Việc định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phải phù hợp với mùa vụ và thu nhập của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân. Đối với trường hợp hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan, NHCSXH xem xét gia hạn nợ.Ban hành cơ chế về trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị, Ban XĐGN xã, phường ở các địa phương và việc kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND tỉnh, thành phố đối với việc cho vay hộ

nghèo.Đối với cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn: Mở rộng và nâng cấp việc cho vay vốn đối với HSSV thành chương trình cấp Nhà nước như đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay được bố trí trong cân đối Ngân sách Nhà nước hàng năm, chuyển từ cho vay trực tiếp đối với sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình của sinh viên để đảm bảo khả năng thu hồi nợ hạn chế rủi ro tín dụng, áp dụng lãi suất cho vay như đối với cho vay hộ nghèo.Đối với cho vay người lao động thuộc diện chính sách để XKLĐ, xây dựng nhà ở, cho vay tạo việc làm: NHCSXH nghiên cứu, trình Chính phủ tăng mức cho vay đối với người lao động thuộc vùng có điều kiện khó khăn lên mức tương đương với 80% chi phí phục vụ cho XKLĐ và có biện pháp mở rộng loại cho vay này, tạo điều kiện cho đối tượng chính sách tăng thu nhập, XĐGN.Xây dựng các dự án để hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm gắn với XĐGN ở những vùng có điều kiện khó khăn. Các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; tập trung xây dựng các dự án trợ giúp XĐGN và giải quyết việc làm, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, trồng rừng tập trung, phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề, chế biến nông, lâm hải sản, xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp với hộ dân để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, giúp hộ dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hoá, giáo dục...

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng của nhcsxh huyện tuần giáo (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w