Vài nét về Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG

2.1.1.1.Vài nét về Ngân hàng Công thương Việt Nam

Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, bốn Ngân hàng Chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam, được thành lập trên cơ sở các Chi nhánh của NHNN Việt Nam. Ra đời năm 1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có truyền thống 20 năm xây dựng và lớn mạnh.

Tổng tài sản của Ngân hàng Công thương Việt Nam khoảng 172.000 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Thị phần của hoạt

động cho vay và đầu tư là 10%, tương ứng giá trị 153.434 tỷ đồng. Mức tăng trưởng vốn của Ngân hàng khá cao, trung bình 17 – 18%/năm.

Trong nỗ lực tăng cường hợp tác và mở rộng đầu tư, Ngân hàng là thành viên sáng lập của nhiều tổ chức tài chính:

 Ngân hàng Sài Gòn Công thương

 Indovinabank: Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam

 Công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC: Công ty cho thuê tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

 Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng Công thương

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại của Ngân hàng được triển khai từ khá sớm. Hiệp định Tín dụng khung đã được Ngân hàng ký với các nền tài chính phát triển: vương quốc Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ. Mối quan hệ đại lý với 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục cũng được thiết lập và không ngừng củng cố. Ngân hàng Công thương Việt Nam là thành viên chính thức của:

 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)

 Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA)

 Hiệp hội Tài chính viễn thông liên Ngân hàng (SWIFT)

 Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Ngân hàng đang trong quá trình cổ phần hoá với nhà tư vấn là Securities Asia Pacific Limited. Khi quá trình này hoàn tất, Ngân hàng Công thương Việt Nam được kỳ vọng trở thành một NHTM có quy mô trung bình trên thế giới với số vốn chủ sở hữu khoảng 1 tỷ USD.

Kênh phân phối của Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức tương đối rộng khắp. Ngoài trụ sở chính được đặt tại 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Ngân hàng còn có 2 Sở giao dịch, 137 Chi nhánh, 158 phòng giao dịch, 144 điểm giao dịch, 287 quỹ tiết kiệm ở hơn 50 tỉnh và thành phố. Ngân hàng có 3 đơn vị hạch toán độc lập: Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH chứng khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

Trải qua nhiều thay đổi, cơ cấu lại, hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện được cấu trúc như sau:

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam TRỤ SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 1 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM CHI NHÁNH CẤP 2 PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM CHI NHÁNH PHỤ THUỘC

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 35 - 38)