Cơ sở vật chất của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 27 - 29)

Kinh doanh Ngân hàng là ngành tồn tại và phát triển dựa trên sự tin tưởng. Khách hàng gửi tiền hay mua công cụ nợ do Ngân hàng phát hành căn cứ trên sự tín nhiệm của họ vào sự đảm bảo của Ngân hàng về việc họ sẽ được hoàn trả lại tiền đúng theo thoả thuận. Do đó, hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng trở nên rất quan trọng. Việc Ngân hàng thể hiện hình ảnh đó như thế nào trước khách hàng ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của họ. Những Ngân hàng có uy tín, tạo được hình ảnh tốt đẹp trước công chúng là những Ngân hàng dễ dàng mở rộng huy động vốn hơn. Mặt khác, một hình ảnh tốt còn là lá chắn góp phần bảo vệ Ngân hàng trước tình trạng người gửi tiền rút tiền ồ ạt, dẫn đến việc Ngân hàng mất khả năng thanh toán do những thông tin tiêu cực. Một yếu tố rất quan trọng giúp tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng là cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Các hoạt động mà NHTM thực hiện không cung cấp tới khách hàng những sản phẩm hữu hình có thể nắm giữ được. Điều đó tất yếu gây cho khách hàng tâm lý bất an. Ngân hàng có thể giảm thiểu bất lợi này thông qua việc củng cố, hoàn thiện những yếu tố vật chất tác động trực tiếp đến giác quan của khách hàng. Những yếu tố đó là nhà cửa, trang thiết bị hay chính những nhân viên làm việc trong Ngân hàng. Sự bề thế của trụ sở, văn phòng, sự hiện đại của các trang thiết bị cùng với không khí

làm việc chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng. Đây là cơ sở để Ngân hàng có thể duy trì và thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng tham gia các hoạt động huy động vốn của họ.

Cũng về vấn đề cơ sở vật chất, mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khách hàng của Ngân hàng. Qua

đó, nó chi phối việc Ngân hàng có thu hút được vốn dồi dào hay không. Các Ngân hàng tìm mọi cách để tới gần dân cư nhất. Họ có thể tiếp cận doanh nghiệp tương đối dễ dàng thông qua những hoạt động không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp như: mở tài khoản, thực hiện thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế,... Tuy nhiên, đối tượng dân cư lại rất khó, thậm chí không thể được tiếp cận theo phương thức đó. Trong trường hợp người dân có tâm lý e ngại các giao dịch với Ngân hàng như ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển thì sự thâm nhập sâu của Ngân hàng vào đời sống kinh tế người dân lại càng không đơn giản.

Hệ thống kênh phân phối rộng khắp, xuất hiện trong từng khu dân cư là nỗ lực của Ngân hàng cải thiện tình hình. Điều đó giảm tới mức thấp nhất có thể các chi phí thời gian và công sức khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề mà không ít NHTM vướng phải là họ chỉ có thể tập trung phát triển kênh phân phối ở khu vực thành thị mà không đủ tiềm lực vươn tới những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hạn chế này cản trở nhiều khả năng huy động vốn của các Ngân hàng.

Vấn đề công nghệ luôn khiến các NHTM lung túng. Vốn của Ngân hàng hầu hết không thực sự của họ, mà là các khoản nợ. Chúng thuộc về khách hàng và Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng. Công nghệ Ngân hàng được đánh giá là hiện đại bậc nhất nhưng không tránh được các vấn đề mất an toàn trong hệ thống. Người gửi tiền, dù muốn nhưng lo sợ việc tiền của họ có thể bị mất mát, sẽ không mạo hiểm trao tiền cho Ngân hàng. Thêm nữa, hệ thống công nghệ Ngân hàng còn ảnh hưởng tới tốc độ giao dịch với khách hàng. Sự lãng phí thời gian do chờ đợi nhân viên Ngân hàng xử lý nghiệp vụ trên mạng máy tính có thể làm nản lòng nhiều người gửi tiền. Như vậy,

khả năng huy động vốn của một Ngân hàng phụ thuộc vào hệ thống công nghệ của họ có đủ an toàn và nhanh chóng hay không. Vì lý do đó, các NHTM không ngừng đổi mới công nghệ và quảng bá với công chúng về sự cập nhật này.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 27 - 29)