XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH VÀ CHUYỂN GENVÀO GIỐNG THUỐC LÁ C9-1 THÔNG QUA AGROBACTERIUM TUMAFACIENS

Một phần của tài liệu quy trình chuyển gen vào giống thuốc lá C9-1 nhằm tạo cây thuốc lá chuyển gen kháng bệnh khảm lá (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH VÀ CHUYỂN GENVÀO GIỐNG THUỐC LÁ C9-1 THÔNG QUA AGROBACTERIUM TUMAFACIENS

THUỐC LÁ C9-1 THÔNG QUA AGROBACTERIUM TUMAFACIENS

Hiện nay, chuyển gen vào thực vật thông qua vi khuẩn Agrobacterium là biện pháp hữu hiệu để tạo cây trồng với những tính trạng mong muốn. Để có thể chuyển các gen mong muốn vào cây trồng, trước tiên phải xây dựng được tái sinh cây hồn chỉnh và một quy trình chuyển gen hoạt động hiệu quả. Tại Việt Nam, hệ thống tái sinh và chuyển gen chỉ thị gus mới chỉ được nghiên cứu trên giống thuốc lá K326 [8][7] mà chưa đề cập tới giống C9-1. Giống thuốc lá C9-1 được Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá lai tạo, có khả năng thích ứng với những vùng khí hậu đặc trưng của Việt Nam lại có phẩm chất, năng suất tốt. Do vậy, để tạo tiền đề cho những nghiên cứu tạo giống thuốc lá kháng bệnh và có khả năng thích nghi với điều kiện canh tác tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu qui trình tái sinh và chuyển gen vào giống thuốc lá C9-1 này.

Gen chỉ thị gus thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một quy trình chuyển gen trước khi tiến hành chuyển các gen đích mong muốn. Đây là gen mã hóa enzyme β-glucuronidase [23], một hydrolase xúc tác cho quá trình phân giải cơ chất glucuronidase tạo sản phẩm có màu xanh đặc trưng dễ nhận biết và rất

bền vững. Trong tự nhiên β-glucuronidase không tồn tại trong thực vật hơn nữa sản phẩm của phản ứng là độc nhất và không độc với tế bào vật chủ, các phương pháp phân tích sản phẩm đơn giản, thuận tiện, rẻ tiền, nhạy và đặc thù, vì vậy gen gus được coi là gen chỉ thị hữu hiệu trong kỹ thuật chuyển gen ở thực vật[5]. Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng vector pCB-GUS (Phịng Cơng Nghệ Tế Bào Thực Vật) để chuyển gen chỉ thị gus vào thuốc lá nhằm đánh giá hiệu quả của quy trình tái sinh và chuyển gen vào thuốc lá theo phương pháp của Banerjee và cộng sự [12] có cải tiến. Đây là tiền đề để tiến hành chuyển cấu trúc TMV-RNAi.

Một phần của tài liệu quy trình chuyển gen vào giống thuốc lá C9-1 nhằm tạo cây thuốc lá chuyển gen kháng bệnh khảm lá (Trang 27 - 28)