Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 35 - 36)

- Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn. Vấn đề này mặc dù đã được đặt ra nhiều năm nay đối với nhiều mặt hàng ngành hàng nhưng cho đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn. Trong thời gian tới đề nghị nhà nước cho phép triển khai các khu tập trung như những khu công nghiệp, khu bảo thuế, trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu (dệt may, giầy dép…) và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hoá trong nước và nước ngoài vào hoạt động. Những trung tâm này có thể là nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho một ngành hàng cũng có thể là trung tâm tổng hợp.

- Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa... Doanh nghiệp hoặc cơ quan hải quan khi triển khai công việc nếu thấy có điều bất hợp lý trong cơ chế quản lý hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp thì thông báo ngay cho các ngành hữu quan để phối hợp giải quyết không để tình trạng các cơ quan nhà nước có những quy định không phù hợp, cơ quan hải quan vẫn buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận hoặc quy định thêm ra các rào cản khác. Trước mắt cần xem xét bãi bỏ một số thủ tục đối với việc nhập khẩu nông sản từ các nước có chung biên giới với Việt Nam, không bắt buộc áp dụng quy chuẩn đối với chất lượng cà phê và xem xét cho thông quan hàng xuất khẩu từ các cửa khẩu phụ.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa

các cơ quan quản lý với Hiệp hội ngành hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu.

- Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand… để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 35 - 36)