Thủ công mỹ nghệ:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 27)

Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu TCMN đạt trị giá khoảng 1 tỷ USD, tăng 35,1 % so năm 2007.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, và là mặt hàng xuất khẩu giúp xóa đói giảm nghèo do có khả năng thu hút nhiều lao động. Đây là mặt hàng mà ta còn nhiều tiềm năng, nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do tuổi thọ và vòng đời sản phẩm ngắn. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2010.

Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm Việt Nam còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, chưa đa dạng phong phú nên chưa phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu. Một vấn đề nữa đặt ra đối với việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là nguồn nguyên liệu sản xuất đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng nguồn nguyên liệu.

Về thị trường xuất khẩu, hiện nay xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU. Bên cạnh đó có thể khai thác thị trường Canađa, Hồng Kông, Trung Đông, Nga và các thành viên mới của EU.

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w