Phương hướng xuất khẩu vào các thị trường chủ lực: a ASEAN:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 29 - 31)

a. ASEAN:

Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 7,8 tỉ USD, tăng 21,7% so với năm trước. Dự kiến, xuất khẩu năm 2008 đạt 9 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2007. Thị trường khu vực này hiện chiếm khoảng 16,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng bình quân, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng dần. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta vào ASEAN hiện nay vẫn là dầu thô, gạo, một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản, linh kiện điện tử, vi tính và hàng bách hóa trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo và dầu thô. Do kim ngạch phụ thuộc nhiều vào 2 mặt hàng này nên tăng trưởng xuất khẩu còn thiếu tính ổn định

Việc hội nhập kinh tế khu vực nói chung và tiến trình tham gia xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang giúp cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của Việt Nam. Các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam không chỉ vì riêng thị trường Việt Nam, mà họ còn hướng đến cả thị trường ASEAN. Tuy nhiên, những lợi thế do việc gia nhập ASEAN của Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước tận dụng để thâm nhập thị trường khu

vực và thế giới. Thực hiện hiệp định CEPT/AFTA, hầu hết thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu của các nước ASEAN chỉ còn ở mức từ 0-5%. Đây là lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng để đưa hàng hoá của Việt Nam vào các nước trong khu vực. Nhưng trên thực tế, tỉ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong khu vực còn khiêm tốn so với tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.

Định hướng xuất khẩu mặt hàng chủ lực :

- Gạo: Trong các nước ASEAN, Indonesia, Philipin, Malaysia là những nước thường xuyên nhập khẩu gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt trên 1 tỷ USD và dự kiến năm 2008 vẫn duy trì mức này. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu gạo Việt Nam. Các hợp đồng xuất khẩu lớn, dài hạn và thoả thuận Chính phủ trong việc xuất khẩu gạo giữa Việt Nam và các nước ASEAN đi đôi với việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để tăng trị giá xuất khẩu là những vấn đề cần được quan tâm thực hiện.

- Cà phê: Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 145 triệu USD. Trong năm 2008, cần tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu để tăng thêm giá trị gia tăng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 155 triệu USD, tăng 7% so với năm 2007.

- Rau quả: Một số nước ASEAN như Singapore và Malaysia có nhu cầu tương đối lớn đối với các loại rau quả, đặc biệt là rau quả tươi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn, năm 2007 đạt 25 triệu USD. Để đẩy mạnh xuất khẩu, ta cần chú trọng tới chất lượng rau quả, đặc biệt là các khâu vận chuyển, bảo quản, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, XTTM… Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 32 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007.

- Thuỷ sản: Tuy các nước ASEAN cũng xuất khẩu thuỷ sản những ta vẫn có thể thâm nhập vào những thị trường này để phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 168 triệu USD. Để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, việc ký thoả thuận về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, công nhận lẫn nhau với cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm của các nước ASEAN là rất cần thiết. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 200 triệu USD, tăng 20% so với 2007.

- Hàng dệt may và giày dép: Do trùng hợp về cơ cấu sản xuất nên ta khó có khả năng thâm nhập mạnh vào ASEAN. Tuy nhiên, năm 2007 ta cũng đã xuất được khoảng 175 triệu USD vào khu vực này. Trong năm 2008 và các năm tiếp theo, tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu các sản

phẩm dệt may, giày dép sang các nước ASEAN. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 202 triệu USD, tăng 15% so với 2007.

- Hàng điện tử và linh kiện: Đây chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang Philipin, Malaysia, Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 dự đoán đạt 950 triệu USD, tăng 40% so với năm 2007.

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w