- Phương pháp tối ưu hóa các thông số làm việc của máy trộn gỗ nhựa Chỉ tiêu tối ưu về tiêu thụ điện năng: Mức tiêu thụ điện năng thấp
2. so sánh kết quả thí nghiệm máy với thông số tối ưu với máy theo thông số tính toán lý thuyết cho thấy: máy với thông số tính toán tối ưu cho
thông số tính toán lý thuyết cho thấy: máy với thông số tính toán tối ưu cho chi phí năng lượng riêng nhỏ hơn và độ trộn đều cao hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận * Kết luận
Sau khi nghiên cứu xong đề tài, chúng tôi có rút ra một số kết luận sau: 1. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc của vật liệu gỗ nhựa là cơ sở cho việc xác định thông số tối ưu của máy trộn loại vật liệu này. 2. Ứng dụng nguyên lý tính toán máy trộn vật liệu rời, lý thuyết tính toán máy trộn, đề tài đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ trộn đều và chi phí năng lượng riêng.
3. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã xác định được hàm tương quan giữa các thông số ảnh hưởng đến độ trộn đều và chi phí năng lượng riêng ở dạng mã (4.21); (4.23) và ở dạng thực (4.25); (4.27) đề tài đã xác định
được thông số tối ưu của máy trộn vật liệu gỗ nhựa là: nhiệt độ buồng trộn T = 169.80C; tốc độ trục trộn n = 50.3 v/ph và thời gian trộn t = 9.9 phút, với
các thông số tối ưu như trên cho độ trộn đều lớn nhất và chi phí năng lượng riêng là nhỏ nhất.
4. Đề tài đã so sánh kết quả thí nghiệm máy với thông số tối ưu với máy theo thông số tính toán lý thuyết cho thấy: máy với thông số tính toán tối ưu cho chi phí năng lượng riêng nhỏ hơn và độ trộn đều cao hơn.
* Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu một số thông số hợp lý khác của máy, để đề tài hoàn thiện cần tiếp tục nghiên cứu một số nội dung sau:
1. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số thông số hợp lý khác bao gồm: độ ẩm của vật liệu, kích thước hạt, tỷ lệ giữa gỗ và nhựa. . .
2. Cần tiếp tục xác định đồng thời nhiều yếu tố ảnh hưởng trong nghiên cứu quá trình trộn của máy như chất lượng của sản phẩm.