Trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến độ trộn đều và chi phí năng lượng riêng của trộn máy trộn hạt gỗ nhựa Leistritz (Trang 25 - 28)

Từ năm 1972 đến 1973 tại Trường đại học Bách khoa Hà nội bắt đầu sử dụng composite trên cơ sở nhựa Epgoxy (EP) gia cường bằng sợi thủy tinh ứng dụng sửa chữa các đường ống dẫn dầu. Từ năm 1986 đến nay, vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh đã phát triển trong cả nước với nhiều sản phẩm nổi bật: vòm che máy bay (1996- 1999), bồn chứa, lớp bọc chống ăn mòn, vách nhà làm từ tre và bùn ao trộn với rơm, thuyền tre trát sơn trộn mùn cưa…

Hiện nay, ở nước ta mới chỉ phát triển một số loại hình công nghệ tạo vật liệu composite trên nền nhựa Epoxy, Polyester, Vinyleste kết hợp với sợi thủy tinh bao gồm sợi dài, vải và mạt dùng để chế tạo các sản phẩm: ống dẫn có đường kính lớn, tấm lợp lấy ánh sáng, bồn tắm, đá nhân tạo, bàn bếp, khung cửa, các loại cano, thuyền cứu sinh, hộp công tơ điện, ghế ngồi sân vận động… Khoảng 98% vật liệu polyme composite bán ra thị trường và được chấp nhận có chứa các loại sợi gia cường như thủy tinh, cacbon và aramit.

Trong công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta đã thành công trong việc sản xuất các loại ván dăm, ván ép định hình từ bột gỗ kết hợp với nhựa nhiệt rắn PF, UF và ứng dụng vào thực tế sản xuất. Các loại chất dẻo phế thải PP, PE, PVC và chất thải khác chiếm khối lượng lớn trong thực tế từ các đồ dùng bằng nhựa trong cuộc sống đã được tái sử dụng bằng cách băm nghiền nhựa và tạo ra các hạt nhựa tái sinh để sử dụng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa mới. Rất nhiều cơ sở làng nghề đã thu gom nhựa phế thải và thực hiện việc tái chế theo hướng này. Một số công trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polyme đã đề cập đến việc sử dụng sợi thực vật (bột tre) kết hợp với ba loại nhựa nhiệt rắn có nguồn gốc polyeste không no, epoxy, vinyleste để tạo ra vật liệu composite. Vật liệu composite trên nền nhựa nhiệt dẻo có nguồn gốc polypropylen gia cường bằng hệ sợi lai tạo tre, luồng - thuỷ tinh đã được nghiên cứu thử nghiệm thành công.

Kết luận chương 1

Ngày nay công nghiệp ngày càng phát triển, thiết bị máy móc được trang bị hiện đại nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực như: các thiết bị phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm, phục vụ cho ngành chế biến thức ăn gia súc...vv.

Do đó việc nghiên cứu các thông số của các thiết bị máy móc để đạt hiệu quả cao phục vụ cho công nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết. Nó thúc đẩy tăng trưởng phát triển công nghiệp và mang lại nguồn lợi cho đất nước.

Sau khi tìm hiểu về tình hình ứng dụng các loại máy trộn nhựa ở Việt Nam hiện nay, cho thấy các loại máy trộn liên tục được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất lớn. Máy trộn trục vít được sử dụng nhiều trong các cơ sở sản xuất nhỏ dùng trộn liên tục hoặc gián đoạn.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu gỗ nhựa trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song các công trình này chủ yếu là nghiên cứu tỷ lệ tối ưu giữa bột gỗ và nhựa, thông số về công nghệ, các công trình nghiên cứu tối ưu về thiết bị trộn còn hạn chế, vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến độ trộn đều và chi phí năng lượng riêng của trộn máy trộn hạt gỗ nhựa Leistritz” là rất cần thiết.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến độ trộn đều và chi phí năng lượng riêng của trộn máy trộn hạt gỗ nhựa Leistritz (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)