Điều khiển độ dày của phôi đạt đƣợc tại giá của máy cán. Mỗi giá cán bao gồm một vỏ máy chứa bên trong là hai con lăn hình trụ, một cặp con lăn lớn hơn dự phòng (BUR)[16,17]. Hình 2.10 mô tả một giá cán 4 tầng điển hình
Con lăn dự phòng Con lăn dự phòng Cảm biến tải trọng Trục thủy lực Con lăn động lực Đầu ra Vỏ máy cán Cảm biến đo tia X Đầu vào Phôi cán Hình 2.10. Giá cán 4 tầng
Độ dày phôi đƣợc kiểm soát bằng định vị con lăn động lực. Vì độ mỏng của phôi trên giá con lăn sẽ thay đổi khi có một sự thay đổi tốc độ cán cũng nhƣ biến thiên trong độ cứng và nhiệt độ phôi đầu vào, nên điều khiển độ dày phải có khả năng giữ đƣợc độ dày dƣới tác dụng của các nhiễu này. Việc định vị con lăn động lực trong quá trình cán đƣợc gọi là điều khiển đo tự động (AGC).
Có hai phƣơng pháp đo độ dày phôi. Phƣơng pháp thứ nhất là phƣơng pháp gián tiếp, sử dụng lực cán nhƣ chỉ số đo cơ bản cho điều khiển vị trí con lăn. Phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ ra rằng độ dày phôi là khác nhau với các vị trí con lăn khác nhau vì có các độ lệch vỏ máy cán và biến dạng con lăn khác nhau. Lợi thế của điều khiển đó là khả năng phản hồi nhanh chóng, khả năng này rất hiệu quả trong việc loại bỏ các biến thiên độ dày và độ cứng cho đầu vào giá cán. Tuy nhiên, phƣơng pháp phản hồi cũng có một nhƣợc điểm lớn đó là khả năng phản hồi với nhiễu lệch tâm BUR[16,17] và kết quả là phôi sau khi cán sẽ có biến thiên độ dài hình trụ trong độ dày, có thể dẫn đến không đạt đƣợc chất lƣợng yêu cầu. Phƣơng pháp thứ hai là phƣơng pháp trực tiếp nhƣng phải có thời gian nghỉ, sử dụng giá trị độ dày phôi đầu ra giá cán bằng một cảm biến đo dùng tia X đặt cách xa các con lăn một khoảng. Cách kiểm soát độ dày phôi sử dụng các số liệu đo đƣợc gọi là điều khiển monitor. Điều khiển monitor và điều khiển đo hợp lại thành điều khiển đo tự động, đây chính là là quá trình điều khiển phản hồi nhiều vòng.