Về phía Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam ra nhập WTO.doc (Trang 32 - 34)

Việc khởi động chung và có lẽ cũng là quan trọng nhất của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu đã cam kết khi gia nhập WTO là việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật với phương châm: Hoàn thiện và minh bạch. Việc hoàn thiện pháp luật của NHNN tức là việc nghiên cứu bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định pháp luật phục vụ công tác quản lý của NHNN. Chính vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị thực hiện hội nhập, NHNN đã khởi động và đang xúc tiến các chương trình: Xây dựng NHNN VN trở thành NHTW hiện đại; Chỉ đạo việc tổng kết các Luật NH và tiến hành thành lập Ban soạn thảo Luật NHNN và Luật các TCTD cũng như thực hiện các bước triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục thực hiện Đề án hiện đại hoá công nghệ NH giai đoạn II…

Trong việc xây dựng NHNN VN trở thành NHTW hiện đại, NHNN đã và đang thực hiện các công việc chủ yếu như:

- Tổng kết và đang xúc tiến khẩn trương hoàn thành Dự thảo mới Luật NHNN VN và Luật các TCTD. Trong quá trình soạn thảo Luật NHNN, việc xác định địa vị pháp lý của NHNN VN đã được chú trọng, trong đó: xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; các hoạt động quản lý và thanh tra giám sát theo thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm VN.

- Hoàn thành dự thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của NHNN thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ.

- Khẩn trương hoàn thành dự thảo Luật giám sát an toàn hoạt động NH, Luật bảo hiểm tiền gửi để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

- Hoàn thành Đề án cải cách Thanh tra NH và xây dựng hệ thống giám sát từ xa. - Hoàn thiện để trình Chính phủ các Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định số 91/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra NH.

- Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai đề án về thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 291/TTg của Chính phủ.

- Triển khai thực hiện cải cách hành chính, với những việc trọng tâm là: rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và công tác chỉ đạo, điều hành của các đơn vị thuộc NHNN.

- Một trong những cam kết của ngành NH đối với WTO là việc bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của các NHTM, đó là việc NHNN ban hành các quy định về cổ đông, cổ phần; về quản lý rủi ro…, đặc biệt là việc ban hành quy định về cấp phép đối với NHTM như: Ban hành hai Quyết định số 24/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 và Quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2007 bổ sung sửa đổi Quyết định số 24 nói trên. Hiện, NHNN đã đồng ý về nguyên tắc thành lập mới cho NHTM CP là: Bảo Việt, Tài chính Dầu khí, Liên Việt, FPT và đang xem xét để cấp phép một NHTM CP nữa. Riêng bốn NH trên đã có vốn điều lệ tới 10.500 tỉ đồng, sẽ được ra đời và hoạt động vào đầu năm 2008. Mặt khác, NHNN cũng đang tiến hành việc dự thảo xây dựng Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 48/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM.

- NHNN cũng đã có những đổi mới trong quản lý tiền tệ và hoạt động NH, trong đó đáng chú ý là Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống đốc NHNN, theo đó NHNN quản lý biên độ tỷ giá chính thức, đồng thời tạo sự thông thoáng trong quản lý và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động này của NHTM. Mặt khác NHNN cũng đang tích cực triển khai các biện pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền VN, khắc phục tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Lượng kiều hối chảy vào VN tăng mạnh, ước cả năm trên 7,5 tỷ USD, vượt khá nhiều so với 2006…

Một phần của tài liệu Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam ra nhập WTO.doc (Trang 32 - 34)