Các NH đã đặc biệt quan tâm sáp nhập, liên kết thành những liên minh nhằm tạo ra những lợi thế để có thể tiếp cận các dự án đầu tư khả thi và đặc biệt mở ra triển vọng trở thành các liên minh mạnh có thể chi phối thị trường và làm chủ quá trình hội nhập. Không còn tình trạng các NHTM trong nước nhìn nhau để cạnh tranh mà bắt đầu có sự hợp tác. Nguyên tắc hợp tác là hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh hiệu quả trên tinh thần các bên đều có lợi. Hợp tác với nhau trong việc triển khai dịch vụ cho vay đồng tài trợ, hỗ trợ kinh doanh vàng, điều tiết trạng thái ngoại hối, khai thác mạng lưới giao dịch của nhau để chuyển tiền, thanh toán... Bên cạnh đó việc lựa chọn các cổ đông chiến lược trong thời gian qua của các NH cũng diễn ra một cách khá tích cực và là một minh chứng cho quá trình liên kết, sáp nhập.
+ Về hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài
Với chiến lược này tạo điều kiện cho các NHTM CP nâng cao được cả năng lực tài chính, hiện đại hoá công nghệ NH và nâng cao được cả trình độ quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế, nhất là quản trị rủi ro… Các đối tác chiến lược nước ngoài được các NHTM CP trong nước tính đến là các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, có uy tín và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh NH. Đến nay, mỗi NH đều có tỷ lệ sở hữu 30% vốn điều lệ là của các định chế tài chính lớn của nước ngoài.
Sacombank cùng với NH ANZ thành lập Công ty liên doanh Thẻ, dựa trên sự hợp tác trước đó giữa hai NH về dịch vụ thẻ. Công ty chứng khoán của NHTMCP Sài Gòn Thương tín – SBS cũng đã ký kết hợp tác toàn diện với TISCO, NH đầu tư hàng đầu của Thailand. Theo đó, hai bên sẽ chia sẻ công nghệ, khách hàng, kinh nghiệm, kiến thức, thị trường liên quan đến môi giới chứng khoán, nghiên cứu tư vấn và đầu tư. Giải pháp này cũng cho phép nâng cao uy tín của Sacombank và phạm vi ảnh hưởng của Sacombank trên thị trường trong và ngoài nước.
HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank, nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của HSBC tại Techcombank lên 15%, tương đương 33,7 triệu USD, khoảng 539,4 tỷ đồng. Giao dịch chuyển tiền đã hoàn tất trong cuối tháng 9/2007. HSBC là NH nước ngoài đầu tiên được sở hữu 15% cổ phần trong một NHTMCP của Việt Nam. HSBC
cũng giành 13,5 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật cho Techcombank trong năm tới. HSBC đang hy vọng được NHNN và Chính phủ chấp thuận cho nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Techcombank lên 20%.
PNB Paris của Pháp mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP Phương Đông – OCB. Bên cạnh đó một số NHTM CP khác, như: MB, Nam Á, Đông Á, VIB, Eximbank... cũng đua nhau bán lại cổ phần cho NH nước ngoài hay định chế tài chính khác của nước ngoài.
+ Về hợp tác với cổ đông chiến lược trong nước
Không chỉ hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài mà trong xu hướng nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng khách hàng, đa dạng hoá dịch vụ,... các NHTM CP còn mở rộng hợp tác với các đối tác chiến lược trong nước. Các đối tác trong nước được tính đến đó là các tập đoàn: bảo hiểm, dầu khí, than, điện lực, bưu chính viễn thông, siêu thị,... có đông khách hàng, có doanh số thanh toán tiền mặt lớn và có mạng lưới bán lẻ rộng. Việc hợp tác được thực hiện dưới nhiều hình thức: bán cổ phần để trở thành cổ đông lớn, thành lập công ty liên doanh hay liên kết, liên kết hay hợp tác trên một số lĩnh vực nhất định, như: tư vấn tài chính, tiền gửi, thanh toán, vốn, quản lý tiền mặt, dịch vụ chi trả lương,...
Sacombank cùng với các đơn vị: Công ty địa ốc Sacombank, Công ty Toàn Thịnh Phát, Công ty Thành Thành Công,... thành lập Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Thương Tín, với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Eximbank đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp khoảng 7 - 8 lần mệnh giá, tương đương với khoảng 4.000 tỷ đồng.
Thông qua liên minh chiến lược với Trường Đại học Kinh tế TPHCM, OCB không những phát triển nguồn nhân lực tương lai cho NH mà còn gia tăng nguồn thu từ dịch vụ. OCB cũng đã phát hành thẻ miễn phí cho CBNV, sinh viên.
Các NHTM Cp khác, như NHTM CP nhà Hà Nội, Đông Á, SHB... cũng đã kí kết và đang thực hiện nhiều thoả thuận hợp tác với các tập đoàn kinh doanh lớn trong nước.
dưới hình thức nào thì thực tế cũng mang lại những kết quả thiết thực cho các bên, họ đã tranh thủ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trên các mặt hoạt động để có được sự thích ứng trong điều kiện hội nhập. Tuy nhiên hệ thống tài chính - ngân hàng trong nước
vẫn gặp không ít những thách thức lớn, áp lực cạnh trên các mặt còn khá nặng nề.