III. Rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Toán
1 +b để tìm giá trị nhỏ nhất là không thích hợp (có nhiều học sinh đã giải theo cách này) Thứ hai ,
3.6. Có biện pháp bồi dưỡng và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh
Vận dụng phép biện chứng duy vật trong tư duy ta có tư duy biện chứng: xem xét sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, có tính quy luật; trong quan điểm toàn diện; vận động và phát triển; theo nhiều quan điểm khác nhau. Các biện pháp giáo dục tư duy biện chứng cho học sinh là: Trước hết làm cho học sinh nắm vững chắc các kiến thức cơ bản; giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình dạy học để thấy rõ các tri thức về duy vật biện chứng ẩn trong các tri thức, chủ đề kiến thức toán học; giáo viên khai thác các nội dung tri thức, thông qua những hoạt động toán học để thông báo, hoặc tập luyện cho học sinh những tri thức duy vật biện chứng. Bồi dưỡng phương pháp tư duy biện chứng có liên quan chặt chẽ với các phương pháp tư duy khác. Ví dụ: Khi dạy khái niệm, cần thấy một khái niệm toán học cũng như các sự vật trong giới tự nhiên muốn tồn tại phải có nội dung xác định.
Kết luận: Chúng ta đã xác định rõ các cách thức cụ thể để thực hiện thường
xuyên, liên tục bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy toán học cho học sinh. Qua đó, hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Thực hiện các biện
pháp này phải trong một mối liên hệ hữu cơ với các biện pháp khác. Việc rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực tư duy Toán học cho học sinh không phải là một sớm một chiều. Người giáo viên toán phải kiên trì, nhẫn nại, tận tụy với nghề nghiệp thì mới có thể tìm ra, sáng tạo cách thức, biện pháp hợp lý để thực hiện thường xuyên liên tục việc phát triển tư duy toán học cho học sinh.
Dù môi trường thuận lợi hay khó khăn, người giáo viên cũng cần phải làm cho học sinh của mình luôn chủ động, sáng tạo, thể hiện vai trò chủ thể quyết định chất lượng năng lực tư duy của mình. Ta có sơ đồ.
Sơ đồ bồi dưỡng năng lực tư duy