PHẦN KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu 258569 (Trang 36 - 37)

Hồ Dzếnh là một cây bút tài năng trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Truyện của ông là bức tranh đa diện về đời sống con người đồng thời thấm đẫm chất trữ tình. Với Chân trời cũ, nhà văn đã cho người đọc thấy một tài năng trong nghệ thuật kể chuyện. Mặc dù xuyên suốt toàn bộ tập truyện là dạng người kể chuyện bên trong với điểm nhìn có định những tác phẩm vẫn mang tính khách quan, khái quát hiện thực cao. Qua con mắt quan sát tinh tế của nhà văn, cuộc sống được phơi bày sắc nét mà không gây cảm giác nặng nề bởi giọng văn chất chứa nhiều suy tư của tác giả. Bằng cách lựa chọn người kể chuyện là một nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, nhà văn được thỏa sức thể hiện những suy nghĩ, những xúc cảm cá nhân một cách tự nhiên mà không gây cảm giác khó chịu cho độc giả. Mọi số phận hiện lên trong kí ức xa xôi của nhà văn là một kiếp người đau thương, sống lặng lẽ, lầm lũi của xã hội. Cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi đã giúp nhà văn bộc lộ được nhiều ý kiến, suy nghĩ chủ quan của mình về cuộc đời và con người. Đồng thời với đó là mạch truyện trữ tình sâu sắc. Khai thác triệt để hiệu quả của kiểu người kể chuyện bên trong, Hồ Dzếnh đã đưa văn xuôi của mình vượt tràn sang địa hạt của trữ tình khi nhà văn bộc lộ, bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm khách quan của mình về mọi việc được kể đến. Mạch truyện nhẹ nhàng mà tinh tể, thấm đẫm tâm sự của con người, gợi lên một nỗi buồn man mác, xa ngái về một thời dĩ vãng xa xưa, về một “chân trời cũ”.

Ngôn ngữ trong tập Chân trời cũ là một thứ ngôn ngữ trong sáng, hàm súc và dễ hiểu. Sự đan xen kết hợp giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt tạo nên cảm giác vừa bình dị, thân thuộc nhưng đồng thời mang đến cho tác phẩm một không khí cổ xưa, dĩ vãng. Kết hợp với tính hiện thực,

chất thơ chảy xuyên suốt khắp trang viết, len lỏi vào từng chi tiết nhỏ khiến những kí ức tuổi thơ hiện về dù buồn nhưng vẫn đẹp, vẫn lãng mạn. Những câu văn đôi khi còn quá trau chuốt về mặt ngôn từ nhưng nhìn chung đều chan chứa tình cảm của con người, mang tính biểu cảm cao.

Giọng điệu trong tác phẩm chủ yếu là giọng tâm tình, như giãi bày, như trò truyện cùng bạn đọc. Giọng điệu này được viết nên bởi một tâm hồn nặng lòng với quê hương, nặng lòng với người xưa. Bên cạnh đó là giọng điệu mang đẫm màu sắc triết lí nhưng lại không tạo cảm giác khô cứng. Nhà văn viết những điều này như một sự giải bày, chiêm nghiệm. Tính nhạc trong văn xuôi Hồ Dzếnh cũng là một đặc điểm khá quan trọng. Nó âm vang một nhạc luật, một tiết tấu khi tha thiết, lúc lại hùng hồn, cứ muốn người đọc cùng đi bằng một thứ ma lực vô hình khó cưỡng nổi.

Tóm lại, so với các nhà văn khác cùng thời thì văn xuôi Hồ Dzếnh đã có những cách tân mạnh bạo về cả hai phương diện nội dung và hình thức. Nghệ thuật kể chuyện được nhà văn sử dụng khá nhịp nhàng, uyển chuyển, tạo nên cảm giác thân quen, gần gũi với bạn đọc. Chính những điều này đã làm cho văn xuôi của Hồ Dzếnh mang một hơi thở mới so với thời đại mà ông sống.

Một phần của tài liệu 258569 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w