Quá trình đổi mới t− t−ởng và chủ tr−ơng phát triển nông nghiệp, nông

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (Trang 81 - 88)

nghiệp, nông thôn.

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu từ quá trình đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn. T− t−ởng đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn bắt đầu thể hiện từ Chỉ thị 100, Nghị Quyết 10, và đ−ợc tiếp tục phát triển trong các văn kiện tiếp theo của Đảng. Nổi bật nhất là văn kiện các Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng; Nghị quyết 05 của Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VII ngày 10/6/1993 về việc đổi mới và tiếp tục phát triển kinh tế; Nghị quyết Trung −ơng 4 của Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VIII (năm 1996), Nghị quyết 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Báo cáo Chính trị tại Đại Hội lần thứ IX của Đảng. Những chủ tr−ơng đó đã đ−ợc thể hiện thành hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà n−ớc.

Nhận thức là một quá trình, quá trình đổi mới trong nông nghiệp chính là quá trình đổi mới t− t−ởng bắt nguồn từ thực tiễn. Tr−ớc những bức xúc trong quản lý hợp tác xã, từ bài học thành công của thử nghiệm ở Vĩnh Phú, Hải Phòng và xu thế lan rộng của mô hình này, ngày 13/01/1981 Ban bí th− Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 100 CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng ‘khoán sản phẩm đến nhóm lao động’ trong hợp tác xã nông nghiệp” đánh dấu b−ớc tiến đột phá đầu tiên trong t− duy quản lý kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình Đổi mới trong nông nghiệp cũng nh− toàn bộ nền kinh tế sau này.

Chỉ thị 100 đ−a ra ph−ơng thức cải tiến quản lý điều chỉnh một b−ớc quan hệ phân phối trong các hợp tác xã nông nghiệp theo h−ớng “căn cứ vào hiệu quả lao động” và bắt đầu mở ra t− duy về “giao quyền sử dụng đất” tuy mới là chia cho đội sản xuất trong thời gian ngắn.

Điểm chính trong chỉ thị là đất đai, t− liệu sản xuất chính và hầu hết sản phẩm làm ra thuộc về hợp tác xã, xã viên đảm nhận 3/8 khâu công việc (cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch) và ngoài phần đ−ợc trả công, họ đ−ợc quyền chi phối phần sản phẩm v−ợt khoán. “Ph−ơng h−ớng chủ yếu để cải tiến công tác khoán trong hợp tác xã nông nghiệp là: khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng

của ng−ời lao động...”. Sự khuyến khích đó chủ yếu là do phần v−ợt khoán đem lại. Vào những năm đầu khi mức khoán còn thấp, các khâu công việc do hợp tác xã đảm nhận đ−ợc thực hiện khá đầy đủ (làm đất, thuỷ nông, giống mạ, phòng trừ sâu bệnh, quản lý và cung cấp phân hoá học), phần v−ợt khoán khá cao nên đã khuyến khích mạnh mẽ nông dân đầu t− thêm công sức để có thêm thu nhập v−ợt khoán, tạo nên luồng gió mới thổi vào cơ chế sản xuất trì trệ của các hợp tác xã, tạo nên động lực đầu t− vào ruộng đất.

Mặc dù trong những năm 81-85, đầu t− và cung cấp vật t− nông nghiệp của Nhà n−ớc giảm chỉ bằng 41,6% và 58% so với những năm 1976-1980 nh−ng sản l−ợng gạo vẫn tăng 27%, tạo sự ổn định trong nông thôn và toàn xã hội. Số l−ợng nhập khẩu l−ơng thực giảm hẳn so với 5 năm tr−ớc. Nếu trong giai đoạn 76-80 cả n−ớc phải nhập khẩu khoảng 5,6 triệu tấn l−ơng thực thì giai đoạn 81- 85 chỉ phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn15.

Tuy nhiên, các động lực mới này suy giảm nhanh chóng do trong toàn nền kinh tế mức trợ cấp chung vẫn cao, thâm hụt ngân sách Nhà n−ớc tăng, tỷ lệ lạm phát cao (2 đến 3 con số). Đồng thời, trong nông nghiệp, cung cấp vật t− theo khoán của các hợp tác xã và Chính phủ giảm, nông dân phải mua ngày càng nhiều vật t− trên thị tr−ờng tự do với giá cao hơn, sản l−ợng khoán lại tăng lên, sự phân chia đất lại thay đổi th−ờng xuyên. Đến năm 1987, ở nhiều nơi, phần còn lại của nông dân sau khoán chỉ còn 20% hay thấp hơn nữa, nhiều ng−ời không nộp đủ sản l−ợng phải nợ hợp tác xã. Sản xuất nông nghiệp lại bị đình trệ vào năm 1985-1987. Thời tiết xấu năm 1987 đã làm giảm sản l−ợng l−ơng thực khoảng 800.000 tấn, dẫn đến thiếu l−ơng thực trầm trọng ở nhiều nơi. Một số hộ trả lại bớt ruộng cho hợp tác xã để tập trung thâm canh hy vọng đạt năng suất cao hơn và có thu nhập v−ợt khoán. Động lực sản xuất nhờ v−ợt khoán đã mất tác dụng.

Nhu cầu bức bách của thực tiễn đ−ợc Đảng đáp ứng bằng việc ban hành Nghị quyết số 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đây là quyết sách có tác dụng trực tiếp và sâu sắc, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn n−ớc ta.

Nghị Quyết 10 là b−ớc phát triển tất yếu ở mức độ cao hơn theo định h−ớng của chỉ thị 100: giao cho nông dân quyền quản lý nhiều hơn đối với các t− liệu sản xuất chính và sản phẩm làm ra, quyền chủ động lớn hơn trong việc thực hiện các khâu trong quy trình sản xuất; cơ hội lớn hơn để đ−ợc h−ởng các

15

Tr. 68, Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 1996.

sản phẩm làm ra. Về thực chất, đây là một b−ớc mới về điều chỉnh quan hệ sản xuất: chủ thể quản lý từ hợp tác xã và tổ đội sản xuất đã chuyển sang hộ gia đình, quan hệ quản lý t− liệu sản xuất và phân phối sản phẩm b−ớc đầu thay đổi. Hộ đ−ợc h−ởng quyền quản lý đất đai và các t− liệu sản xuất chính, hộ đ−ợc phân phối sản phẩm trực tiếp từ kết quả sản xuất.

Nghị quyết 10 cho phép khoán ruộng đất ổn định cho nông dân tới 15 năm. Nhiều loại t− liệu sản xuất quan trọng nh− trâu bò, máy móc đ−ợc giao khoán cho xã viên. Xã viên đ−ợc chủ động thực hiện các khâu canh tác; hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ theo yêu cầu của xã viên. Xã viên sở hữu phần lớn sản phẩm làm ra, nộp cho hợp tác xã chi phí dịch vụ và quản lý, nộp thuế nông nghiệp cho Nhà n−ớc. Nếu nh− năm 1987, có nơi nông dân chỉ đ−ợc h−ởng 10- 20% sản phẩm làm ra thì khi thực hiện Nghị quyết 10 phổ biến nông dân đ−ợc h−ởng trên 40- 50% sản phẩm làm ra. Yên tâm về quyền lợi đ−ợc h−ởng, nông dân đầu t− công, của, trí tuệ nhiều hơn vào đồng ruộng, tăng sản l−ợng nông sản.

Cho đến đầu những năm 1980, hầu hết phân bón, vật t− nông nghiệp đ−ợc bán theo giá quy định của Nhà n−ớc rất thấp, nh−ng giá thu mua nông sản cũng đ−ợc quy định rất thấp, ngay cả giá thu mua thỏa thuận. Để có thêm năng suất v−ợt khoán, nông dân phải mua thêm phân bón ở thị tr−ờng chợ đen với giá cao hơn nhiều lần so với giá cung cấp của Nhà n−ớc. Cuối những năm 1980, các chính sách đổi mới khác về th−ơng mại, quản lý thị tr−ờng và tài chính tiếp thêm động lực cho cải cách trong nông nghiệp. Nhà n−ớc xoá bỏ bao cấp, phân bón, vật t− đ−ợc bán theo giá thị tr−ờng và nông sản cũng do thị tr−ờng quyết định, thị tr−ờng trong n−ớc thông thoáng dần. Về bản chất, hệ thống chính sách này cho phép các nguồn tài nguyên trong nền kinh tế đ−ợc phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn, quan hệ th−ơng mại giữa lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác trở nên công bằng hơn. Nông dân đã đ−ợc lợi nhờ chủ động quản lý sản xuất nay lại đ−ợc lợi thêm nhờ chủ động sử dụng thị tr−ờng, quan hệ phân phối sản phẩm đ−ợc tiếp tục cải thiện về vĩ mô, nhờ đó hiệu quả của chính sách khoán đ−ợc nhân lên gấp bội.

Từ năm 1989, đồng tiền Việt Nam thay đổi tỷ giá hợp lý hơn với giá trị tiêu dùng, lúa gạo đ−ợc xuất khẩu; giá lúa trong n−ớc dao động theo giá quốc tế và khoảng cách giữa giá quốc tế và giá trong n−ớc thu hẹp dần. Việc đổi mới chính sách vĩ mô đã cho phép thị tr−ờng trong n−ớc gắn kết với thị tr−ờng quốc tế với vị thế có lợi hơn. Nhờ vậy giá vật t− nhập khẩu giảm, giá nông sản xuất khẩu tăng, lợi ích của nông dân tăng lên.

Mặc dù Nghị quyết 10 có đề xuất tăng đầu t− vốn Ngân sách cho nông nghiệp, nh−ng đầu t− thực tế lại giảm đi và tới năm 1992 mới bắt đầu tăng trở lại theo giá trị tuyệt đối. Vốn đầu t− giảm nh−ng sản xuất lại phát triển nhanh chủ yếu nhờ động lực tinh thần và nội lực vật chất của nông dân đ−ợc khuyến khích huy động. Các tiến bộ kỹ thuật cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có đ−ợc nông dân chủ động áp dụng, khai thác với hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Chỉ trong 3 năm, từ 1988 đến 1991, tổng diện tích gieo trồng lúa cả n−ớc tăng 10,06%, từ 5.726.400 ha lên đến 6.302.700 ha; sản l−ợng lúa tăng từ 17 triệu tấn lên đến hơn 19,6 triệu tấn. Nếu so với năm 1976, sản l−ợng lúa năm 1991 tăng hơn gấp r−ỡi (65,9%). Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo trở lại với số l−ợng 1,4 triệu tấn. Các chính sách cởi trói nhắm vào đối t−ợng kinh tế hộ sản xuất và kinh doanh đã tạo nên sức sống mới trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển lên một mức mới, xuất hiện những thời cơ và thách thức mới. Do đầu t− cho ngành nông nghiệp ch−a thoả đáng trong nhiều năm, kết cấu hạ tầng nông thôn rất yếu kém, không đáp ứng đ−ợc đòi hỏi của một nền sản xuất hàng hóa. Vì vậy, cơ cấu sản xuất chậm biến chuyển, các ngành dịch vụ phát triển chậm, trong khi phần lớn doanh nghiệp nhà n−ớc trong lĩnh vực nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đời sống nhân dân ở nhiều vùng sâu vùng xa còn rất thiếu thốn. Do việc xác định quyền quản lý không rõ ràng, quỹ đất hoang, đất trống đồi núi trọc còn rất lớn trong khi năng lực khai thác của hệ thống nông lâm tr−ờng quốc doanh hạn chế.

Tháng 6 năm 1993, Ban chấp hành Trung −ơng Đảng ra Nghị quyết 5, giao quyền sở hữu các t− liệu sản xuất, quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ. Mở rộng thị tr−ờng lao động cho hộ nông dân. Khẳng định vị trí các thành phần kinh tế và tiếp thêm tài nguyên vốn, kiến thức khoa học cho sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết có hai mảng nội dung chính:

- Tiếp tục khai thác năng lực còn bị kìm hãm của các đối tợng kinh tế:

Khẳng định thực hiện nhất quán lâu dài kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và nông thôn, phát huy vai trò tự chủ kinh tế hộ; đổi mới hợp tác xã, đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà n−ớc; khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế t− bản t− nhân; khuyến khích các đơn vị sản xuất trực tiếp giao dịch với thị tr−ờng n−ớc ngoài; giảm thuế xuất khẩu,

Bao gồm khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu; dành phần đầu t− ngân sách thoả đáng, huy động nguồn vốn đầu t− của các thành phần kinh tế khác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn; thu hút đầu t− trực tiếp của n−ớc ngoài vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; mở rộng thị tr−ờng tín dụng của Nhà n−ớc và của nhân dân, tăng tỷ lệ vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của nông dân, nhất là dân nghèo; có chế độ tín dụng −u đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; ban hành Luật đất đai, thay thế thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ nguồn thu từ thuế sử dụng đất để đầu t− lại cho nông nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; tăng đầu t− cho khoa học, tổ chức hệ thống khuyến nông từ Trung −ơng tới cơ sở; thực hiện các chính sách xã hội nông thôn, chính sách đối với miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Từ năm 1993, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản triển khai chủ tr−ơng mới của Đảng: Nghị định 13 /CP ngày 2/3/1993 về công tác khuyến nông, bắt đầu tổ chức mạng l−ới và phát triển công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Nghị định 14 /CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ qui định chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông- lâm- ng−- diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng Nhà n−ớc bắt đầu cho các hộ nông dân đ−ợc trực tiếp vay vốn để sản xuất. Nghị định 12 /CP qui định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà n−ớc, thực hiện cơ chế khoán ruộng đất, v−ờn cây, gia súc cho các hộ thành viên ở các nông tr−ờng quốc doanh, khoán doanh thu, sản l−ợng... ở các cơ sở chế biến.

Cùng năm, Luật Đất đai đ−ợc ban hành khẳng định quyền sử dụng ruộng đất lâu dài của nông dân, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nông dân. Hộ gia đình đ−ợc giao đất để sử dụng từ 20- 50 năm tuỳ theo loại, các hộ đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Ngoài ra, hộ nông dân còn có 5 quyền: thừa kế, chuyển nh−ợng, chuyển đổi, cho thuê và sử dụng giấy chứng nhận đất làm vật thế chấp để vay vốn. Cũng năm 1993 thuế nông nghiệp đ−ợc giảm 1/2. Luật thuế sử dụng đất đ−ợc ban hành thay cho thuế nông nghiệp, giúp giảm thu cho nông dân 30%. Năm 1996, Luật Hợp tác xã đ−ợc Quốc hội thông qua xác định rõ vai trò của kinh tế hợp tác làm dịch vụ phục vụ kinh tế tế hộ gia đình.

Nghị quyết đi vào cuộc sống tạo nên những biến đổi to lớn. Đầu t− ngân sách cho nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1995, đầu t− 3.495 tỷ đồng; năm 1997 là 3.712 tỷ đồng; năm 1998 lên 4.591 tỷ đồng. Tín dụng cho nông nghiệp, nhất

là cho các hộ gia đình tăng nhanh. Năm 1995, tổng số vốn vay của nông dân từ quỹ tín dụng là 369,1 tỷ đồng, năm 1997 là 1311 tỷ đồng, năm 1998 là 1619 tỷ đồng. Hệ thống khuyến nông đ−ợc thành lập và hoạt động có hiệu quả ở tất cả các tỉnh, phát triển tới tận huyện, xã. Năm 2001, cả n−ớc có 468 trạm khuyến nông cấp huyện, 2174 Câu lạc bộ khuyến nông, 1136 hợp tác xã tham gia công tác khuyến nông với tổng số cán bộ là 5851 ng−ời. Hệ thống thú y, bảo vệ thực vật cũng đ−ợc đổi mới theo cơ chế mới. Đến năm 2000, đã có 70% hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi theo Luật. Giữa năm 2000, cả n−ớc đã chuyển đổi đ−ợc 5692 hợp tác xã, trong đó có 58% hợp tác xã đ−ợc cấp giấy đăng ký kinh doanh. Nghị định 01, Nghị định 02 đ−ợc ban hành, cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế khoán sản phẩm trong các nông tr−ờng. Chính sách th−ơng mại ngày càng thông thoáng. Cơ chế giấy phép, quota, đầu mối đ−ợc nới lỏng và thay thế bằng công cụ khác phù hợp hơn với điều kiện hội nhập quốc tế (nhất là đối với lúa gạo và phân bón). Ch−ơng trình 327 đ−ợc thực hiện nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo việc làm cho nhân dân miền núi...

Hệ thống chính sách đồng bộ trên góp phần cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng tr−ởng vững chắc với tỷ lệ bình quân 4-5%/năm, các ngành sản xuất hàng hoá hình thành, an ninh l−ơng thực đảm bảo, lúa gạo, cà phê, hạt điều,

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (Trang 81 - 88)