Biện pháp phân tán rủi ro cho ngân hàng

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI MB – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI.doc (Trang 39 - 41)

a. Tài trợ rủi ro tín dụng:

+ Tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo: Trích lập dự phòng rủi ro là biện pháp để khắc phục tình trạng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay. Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro sẽ làm tăng chi phí cho NH, nhất là chi phí cơ hội khi không sử dụng được nguồn vốn đó để đầu tư cho các đối tượng hấp dẫn. Điều này đương nhiên làm giảm thu nhập của NH. Tuy nhiên trích lập dự phòng không chỉ là biện pháp mà còn là nguyên tắc bắt buộc của NH cho vay để chống đỡ rủi ro cho vay. Khi mà các khoản cho vay nợ quá hạn mất khả năng thu hồi. Quỹ dự phòng rủi ro là chi phí mà NH cho vay bỏ ra để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả..

Tăng cường thực hiện phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, tích cực thu thập thông tin, chủ động đánh giá và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ cao hơn quy định tại Điều 6 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN (Quyết định 493), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN (Quyết định 18) đối với các ngành nghề kinh doanh, khách hàng chịu nhiều tác động bất lợi của môi trường kinh doanh.

Các TCTD phải rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại và tỷ lệ khấu trừ của tất cả tài sản bảo đảm để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá các tài sản bảo đảm, các TCTD báo cáo về NHNN kịp thời, chính xác về tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.

+ Mua bảo hiểm tiền vay:

NH Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi và tổ chức này đã đi vào hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên việc bảo hiểm tiền cho vay hiện vẫn

dựa vào các quỹ dự phòng rủi ro của các NH. Trên thực tế có thể hiểu quỹ dự phòng rủi ro của các NH thương mại chính là quỹ bảo hiểm tín dụng. Nhưng việc thành lập quỹ này đang phân tán tại các NH và không được kịp thời bù đắp những khoản ứ đọng hoặc mất vốn kinh doanh NH. Và một điều cơ bản nữa là khi gặp rủi ro các NH không có lá chắn kinh tế bù đắp kịp thời và phải đưa ra nhiều biện pháp, nhiều người tham gia vào công việc ứng phó làm việc kinh doanh bị gián đoạn, thậm chí mất vốn kinh doanh khi quỹ dự phòng không đủ bù đắp.

Vì vậy việc có bảo hiểm tín dụng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ở nền kinh tế Việt Nam hiện nay, làm sao để có thể có được một cơ chế bảo hiểm hữu hiệu, nhất là khi mà dư nợ cho vay của các NH đang là khoảng 330,000 tỷ đồng mỗi năm và chiếm tới khoảng 60% GDP. Và sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm ở Việt Nam thì còn đang ở chừng mực ban đầu nhất định.

Bảo Việt hiện là tổ chức bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam, chính vì vậy tổ chức này có thể đảm nhận vai trò là tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các NH ở Việt Nam. Hoặc NH Nhà nước Việt Nam đứng ra thành lập ra một tổ chức bảo hiểm tín dụng. Một cách hiệu quả hơn nữa là thành lập Hội bảo hiểm tương hỗ rủi ro tín dụng giữa các NH. Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ, hạn chế rủi ro tín dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác kinh doanh NH. Chính vì vậy cần có một cách nhìn nhận kỹ lưỡng, thấu đáo để nhanh chóng đưa hình thức bảo hiểm này vào thực tế.

Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau:

 Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh.

 NH trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

 Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay. b. Bán nợ

+ Sử dụng nghiệp vụ bán nợ: giúp NH hạn chế rủi ro tín dụng của danh mục cho vay.

Chẳng hạn như: Việc loại bỏ một lượng lớn các khoản nợ khỏi Bảng cân đối kế toán làm giảm rủi ro tín dụng tương ứng với số vốn này. Tương tự như vậy, một NH vừa cho vay sẽ có thể bán ngay khoản nợ này cho các nhà đầu tư và theo đó các nhà đầu tư sẽ chịu toàn bộ rủi ro của khoản cho vay. Các công cụ tín dụng phái sinh (Credit derivatives) - các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khoản nợ không thể được thanh toán - có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm rủi ro tín dụng cũng như giảm rủi ro lãi suất của NHTM.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI MB – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI.doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w