3.2.1.1 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng:
Quy trình quản lý rủi ro tín dụng có bốn giai đoạn cơ bản: khởi đầu và giải ngân; giám sát và quản lý; thu hồi và xử lý nợ; thẩm định lại rủi ro tín dụng.
Mỗi NH nên có một quy trình quản lý rủi ro tín dụng cho riêng mình, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các giai đoạn. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
A. Khởi đầu và giải ngân:
STT Chỉ tiêu Dự kiến cả năm (Triệu
đồng)
I Tổng thu 56.160
1 Thu lãi cho vay 29.000
2 Thu lãi từ huy động vốn 23.760
3 Thu dịch vụ 2.000
4 Thu khác 1.400
II Tổng chi 54.660
1 Chi huy động vốn 21.000
2 Chi mua vốn nội bộ 22.000
3 Chi hoạt động (lương + phụ cấp theo lương)
4.000
4 Chi truyền thông 0.200
5 Chi tài sản 1.860
6 Chi hoạt động quản lý công vụ 1.000
7 Chi dự phòng 3.200
8 Chi phí quản lý 1.400
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình. Giai đoạn này, các NHTM cần phải làm tốt, làm kỹ ngay từ lúc bắt đầu, cụ thể như việc thu thập thông tin, thẩm định KH,... trong đó cần chú trọng đến các khâu như:
-So sánh kết quả xếp hạng khách hàng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài (hiện tại là CIC).
-Phân tích cơ cấu nợ, mục đích là để xác định những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp loại xếp hạng.
Hai khâu này cần phải được tiến hành phối hợp cùng với nhau mới phát huy được tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, áp dụng mô hình 5C của TD để thẩm định đánh giá KH TD.
Character ( Tư cách của người vay )
NHTM phải làm rõ mục đích: Là một mục đích của Rủi ro TD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong việc xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách TD của NH, và phù với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của KH hay không, đồng thời xem xát về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…
Capacity ( Năng lực của người vay )
Bên vay ( cá nhân hay DN ) phải có công suất hoặc khả năng hoàn trả nghĩa vụ
Capital ( Vốn )
Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ thu nhập bán hàng hay thu nhập từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…
Collateral ( Tài sản đảm bảo )
Đây là điều kiện để NH cấp TD và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo không được làm dẫn lối cho quyết định vay.
Cam kết vay vốn phải gồm có sự đồng hiểu là các điều kiện kinh doanh và kinh tế có thể và sẽ thay đổi.
Xếp hạng khách hàng là một phương pháp định lượng về khả năng vỡ nợ của người vay, theo thang điểm từ 0 đến 12, điểm 12 tương đương với mức vỡ nợ, điểm 11 tương đương với mức nguy cơ vỡ nợ cao nhất.
Bảng : Xếp hạng khách hàng
Bên cạnh thông tin xếp hạng của các tổ chức khác, mỗi NH nên đánh giá xếp hạng khách hàng của mình dựa trên những tiêu chí, thang điểm đề ra để có thể căn cứ vào đấy hoạch định kế hoạch cho vay cũng như phương án thu hồi nợ khả thi.
Rủi ro Cấp độ Những cấp độ xếp hạng tương ứng với xếp hạng của S&P hoặc Moody's
Thấp 1 2 3 AAA AA A Trung bình 4 5 6 7 8 9 BBB+/BBB BBB- BB+/BB BB- B+/B B- Cao 10 11 12 CCC+/CCC CC- Vỡ nợ
Đánh giá rủi ro của khách hàng là việc đánh giá mức độ tổn thất ước tính tương ứng với từng mức độ rủi ro khác nhau.
Bảng : Đánh giá rủi ro khách hàng Xếp loại
Mức độ rủi ro Giải thích khái niệm Đánh giá
người vay
1 Ít rủi ro Có khả năng thanh toán các
khoản nợ ở mức độ cao nhất
Bình thường 2 Rủi ro không đáng kể Có khả năng thanh toán các
khoản nợ cao
3 Rủi ro một chút Có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ
4 Rủi ro thấp hơn mức trung bình
Có khả năng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên những thay đổi lớn trong môi trường tương lai sẽ có một vài tác động tới khả năng này
5 Rủi ro trung bình
Tương lai không có vấn đề gì, tuy nhiên những thay đổi lớn trong môi trường có thể gây tác động
6 Rủi ro trên trung bình một chút
Tương lai không có vấn đề gì, tuy nhiên không được xem là an toàn tuyệt đối trong tương lai
7 Rủi ro cao hơn
8 Rủi ro cần được quản lý ngăn ngừa
Có vấn đề với những điều khoản cho vay hay thi hành, hoặc tình trạng kinh doanh của người vay xấu và không ổn định, hoặc có những nhân tố đòi hỏi phải quản lý cẩn thận
Có nguy cơ phá sản
9 Rủi ro cần được quản lý kỹ
Có khả năng xảy ra phá sản cao trong tương lai
10 Vỡ nợ
Người vay lâm vào tình trạng tài chính cực kỳ khó khăn và có nguy cơ phá sản hoặc người vay đang bị phá sản
Sắp phá sản hoặc đang phá sản
Thẩm định tín dụng mục đích là để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro.
Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kỹ thì chậm, khách hàng bỏ đi, với một bên là thẩm định qua loa thì rủi ro cao. NH là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, những nhà quản lý NH giỏi phải biết chấp nhận rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Do đó việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ theo quy trình đã được đề ra. Bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ không phải tốn nhiều thời gian do phải định hướng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu được rủi ro.
Sau khi phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ được duyệt, các NH tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và giải ngân.
B. Giám sát và quản lý:
Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và
đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.
Cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp các NH gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, nhân viên NH cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.
C .Thu hồi và xử lý nợ:
Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên NH cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai.
Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, nhân viên NH cần phải tìm hiểu nguyên nhân, để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...
Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, nhân viên NH cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.
Việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục, nên có một bộ phận hoặc công ty xử lý nợ riêng biệt để tăng thêm tính chuyên môn hoá cao và đạt được hiệu quả như ý muốn.
Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.
Bên cạnh các giai đoạn trên, việc thẩm định lại rủi ro tín dụng nhằm giúp cho các NH xác định được mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý trước.
Đối với những khoản vay không có bảo đảm, việc đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ phụ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỷ trọng của tín dụng không bảo đảm/tổng giá trị tín dụng.
Đối với những khoản vay có bảo đảm, việc xác định mức độ tổn thất khi vỡ nợ được tiến hành theo hai khâu. Một là xác định giá trị của khách hàng, xem xét tài sản của khách hàng có thể bán đi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không. Hai là xác định liệu những tài sản nhất định của khách hàng có thể được thanh lý độc lập với nhau hay không khi vỡ nợ, nếu khách hàng phá sản thì còn lại được những gì?
Việc thẩm định lại rủi ro tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra, hoặc là hậu quả của việc không trả được nợ để xác định mức độ tổn thất ước tính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức dự phòng rủi ro mà các NH đặt ra. Hoạt động của NH là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ước tính nhưng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả các yếu tố như khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thường khi vỡ nợ.
Chi tiết hoá quy trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các giai đoạn như trên ta có sơ đồ sau:
QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.1.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay đầu tư -Chính sách tín dụng
-Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động -Tiêu chí chấp nhận rủi ro
-Xác định thị trường và thị trường mục tiêu Khởi xướng
Nguồn gốc -Tự tìm kiếm/phát hiện -Khách hàng tự tìm đến -Người khác giới thiệu
Đánh giá Đánh giá Đánh giá
-Mục đích
-Hoạt động kinh doanh -Ban lãnh đạo -Số liệu tài chính -Kỳ hạn -Thanh toán -Thế chấp -Các điều kiện -Cán bộ đề xuất -Cán bộ cấp cao
Lập hồ sơ và giải ngân
-Soạn thảo pháp chế -Kiểm tra thế chấp -Xem xét lại hồ sơ
Lập hồ sơ Giải ngân
-Giải ngân -Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục -Các con số -Các ràng buộc -Tài sản thế chấp -Các khoản thanh toán -Xem xét lại tín dụng
Hành chính
Trả theo lịch trả nợ Sự kiện không thể thấy trước
-Nhận biết sớm -Chiến lược -Quản lý kế hoạch Xử lý -Gốc -Lãi Thanh toán -Gốc -Lãi Mất mát
Việc đa dạng hóa các danh mục đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục ( các khoản cho vay) theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc các NH phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục đầu tư và về thị trường, quá trình này cũng khuyến khích việc thảo luận kỹ càng. Sau khi đã phân chia danh mục đầu tư thành những nhóm thích hợp thì NH sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thật sự của danh mục đầu tư đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư.
Tập trung TD trong một danh mục đầu tư chính là điểm yếu của người cho vay. Không gì có thể phá hỏng mọi nỗ lực và lợi ích của quản lý rủi ro TD một cách nhanh chóng hơn việc tập trung quá mức vào một khoản TD đơn lẻ, vào một ngành kinh tế hay một khu vực địa lý. Dù người quản lý có cố gắng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình đến đâu thì vẫn có thể xảy ra tình trạng tập trung TD do nhiều quy định pháp lý đã hạn chế phạm vi hoạt động của tổ chức cho vay. Tuy nhiên, trước hết có 3 lĩnh vực chính có thể và cần phải quản lý việc đa dạng hóa, đó là:
Khu vực địa lý
Ngành kinh tế
Từng KH vay vốn đơn lẻ.
3.2.1.3 Nâng cao công tác tái xét khoản vay
Nâng cao tiến trình phân tích TD trong điều kiện khoản TD đã đựợc cấp từ đó có thể đánh giá chất lượng TD, phát hiện Rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.
3.2.1.4 Nâng cao công tác giải ngân và kiểm soát trong khi cấp TD
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng TD đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho KH trên cơ sở mức TD đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định TD, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kiệp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Nguyên tắc của giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy nhiên, giải ngân cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho KH. Bên cạnh đó, kèm theo việc cấp TD là việc NH kiểm soát KH: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không? Quá trình SX kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ?... Quá trình này cho phép NH thu thập thêm các
thông tin về KH. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng TD đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản cho vay đang bị đe dọa NH cần có các biện pháp xử lý kiệp thời. NH được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng TD. NH có thể yêu cầu KH bổ sung tài sản thế chấp,giảm số tiền vay…khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn TD. Đối với NH đây là bước đi nguy hiểm. Do vây, cho tài tợ gắn liền với kiểm soát KH giúp NH ngăn chặn các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của KH. Đây cũng là quá trình NH thu thập thêm thông tin bổ sung cho các thông tin ở bước phân tích và ra quyết định cụ thể