IV. XÂY DỰNG CƠ CẤU QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HƯỚNG DẪN ISO
4.1 Xây dựng cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng theo hướng dẫn ISO 31000
4.1.1 Hiểu về Ngân hàng Kiên Long và hoàn cảnh của nó
Như đã trình bày, trước khi bắt đầu thiết kế và ứng dụng cơ cấu quản lý rủi ro nào đó, điều quan trọng là phải đánh giá và hiểu được cả hoàn cảnh bên trong và bên ngoài của tổ chức, vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế cơ cấu.
4.1.1.1 Các yếu tố có thể đánh giá hoàn cảnh bên trong của ngân hàng Kiên Long
- Ngân hàng có mô hình quản lý rủi ro tín dụng riêng nhưng cũng đang trong quá trình hoàn thiện mô hình này tại các cấp quản lý chứ chưa có chính sách quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh.
- Các biện pháp quản lý rủi ro dựa trên kinh nghiệm và sai sót đã phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.
4.1.1.2 Các yếu tố có thể đánh giá hoàn cảnh bên ngoài của ngân hàng Kiên Long
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa khối các ngân hàng thương mại. - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ sản phẩm ngày càng cao.
- Khủng hoảng tài chính khu vực.
- Tình hình kinh tế khó khăn, tiêu dùng giảm làm cho các doanh nghiệp ngần ngại vay vốn
ngân hàng vì phải gánh chịu chi phí lãi vay quá lớn.
- Quy định mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước cho từng nhóm các ngân hàng.
4.1.2 Chính sách quản lý rủi ro tại ngân hàng Kiên Long
Chính sách quản lý rủi ro được xây dựng trong đó xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Đồng thời, chính sách quản lý rủi ro cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
- Các bộ phận chức năng có trách nhiệm trước hết trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình công tác.
- Kiểm toán nội bộ là người đảm bảo rằng công tác quản lý rủi ro được thực thi có hiệu quả thông qua việc đánh giá theo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ.
Ngoài ra, ngân hàng nên có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản lý rủi ro. Nhiệm vụ của bộ phận này cần phải thực hiện bao gồm:
- Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro.
- Thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng.
- Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong ngân hàng trong đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro.
- Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộ phận chức năng. - Thiết kế và rà soát quy trình quản lý rủi ro.
- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro. - Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy
trì hoạt động kinh doanh thường xuyên.
- Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các đối tác liên quan. Quy trình quản lý rủi ro được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của ngân hàng. Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản như xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình trình quản lý rủi ro.
Kèm theo quy trình quản lý rủi ro là hệ thống những phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản lý rủi ro đồng bộ được thiết kế cho các công đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh. Để thực thi quy trình quản lý rủi ro một cách hiệu quả cần tranh thủ sự ủng hộ và cam kế tủng hộ của lãnh đạo ngân hàng, phân công trách nhiệm rõ ràng cũng như phân bổ nguồn lực phù hợp, đào tạo và tuyên truyền về quản lý rủi ro cho mọi đối tượng liên quan.
4.1.3 Trách nhiệm giải trình:
Kiên Long vận dụng mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng:
- Thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng);
- Thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (Phòng Quản lý rủi ro);
- Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ).
4.1.4 Tích hợp những quy trình của ngân hàng Kiên Long
Thực hiện đúng và nghiêm túc theo quy trình quản lý rủi ro đã ban hành trong việc ra quyết định hàng ngày
4.1.5 Các nguồn lực
Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng. Do đó cần xây dựng nguồn lực con người thích hợp để quản lý rủi ro cụ thể:
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.
4.1.6 Thiết lập thông tin liên lạc và cơ chế báo cáo
* Thông tin liên lạc nội bộ
- Ngân hàng thiết lập hệ thống trao đổi thông qua email nội bộ và cổng thông tin nội bộ. Qua đó các văn bản, tài liệu tuỳ theo cấp độ nào, công việc nào, bộ phận nào có liên quan thì thông tin sẽ chuyển đến đúng người, đúng bộ phận.
- Trước khi thông tin đưa ra:
o Quy trình, hướng dẫn công việc, tài liệu bên trong, bên ngoài…
o Tài liệu theo hướng dẫn của ISO, cấm sao chép dưới mọi hình thức.
- Bên cạnh đó, sẽ có Phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Pháp Chế thường xuyên theo dõi các quy chế, quy trình đã ban hành và các văn bản Pháp Luật có còn phụ hợp không.
* Thông tin liên lạc bên ngoài
- Về chế độ báo cáo: báo cáo theo quy định nội bộ và các báo cáo do Ngân hàng Nhà nước
yêu cầu đột xuất hoặc định kỳ.
- Khi phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ quá hạn. Tuỳ theo tính chất thì các đơn vị Hội sở sẽ yêu cầu các đơn vị kinh doanh báo cáo, biện pháp xử lý từng hồ sơ.