Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay được xem là hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng nhiều nhất (chiếm 80% tổng doanh thu dịch vụ). Chính vì lẽ đó mà hầu hết các ngân hàng thương mại đều lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho ngân hàng mình. Để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển các gói sản phẩm mới trong cho vay như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay du học, cho vay để sản xuất kinh doanh…Hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu lớn để bù đắp các khoản chi phí, bên cạnh đó đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro mà chỉ có thể hạn chế, không loại trừ hoàn toàn được. Vì thế cần phải quản lý khoản vay một cách chặt chẽ từ khâu phân tích, quyết định cấp tín dụng.
Dưới đây là bảng tình hình sử dụng vốn trong 3 năm (2011-2013).
Bảng 1.2: Tình hình cho vay phân theo thời hạn trong 3 năm (2011-2013) ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Ngắn hạn 50 62 88 12 24% 26 42% Trung hạn 24 30 42 6 25% 12 40% Dài hạn 43 53 76 10 23% 23 43%
(Nguồn: Phòng Tín Dụng Cá nhân NH BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn)
Biểu đồ 1.3. Cho vay phân theo thời hạn
Đối với các khoản vay ngắn hạn thì năm 2011, Chi nhánh đã cho vay 50 tỷ đồng. Năm 2012, là 62 tỷ tăng 12 tỷ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ là 24%. Năm 2013, tình hình cho vay ngắn hạn tăng 42% so với năm 2012, tương ứng 26 tỷ đồng. So với
2012. Chênh lệch 2013 so với 2012 về vay trung hạn tăng 15% so với chênh lệch của 2012 và 2011.
Và các khoản vay dài hạn tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 10 tỷ so với năm 2011, tương ứng tăng 23%. Năm 2013, khoản vay dài hạn đạt 76 tỷ, tăng 23 tỷ so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ 43%. Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 của cho vay dài hạn chiếm 43%, tăng 20% so với chênh lệch 2012 và năm 2011.
Bảng 1.3: Tình hình cho vay phân theo sản phẩm trong 3 năm (2011-2013). ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Cầm cố/chiết khấu giấy tờ
có giá 28.7 36 51 Du học 0.9 1.13 1.6 Tiêu dùng tín chấp 20.8 26 37 Hộ kinh doanh 3 3.8 5.4 Nhà ở 61.3 76.7 109 Ôtô 0.9 1.14 1.6
Biểu đồ 1.4. Cho vay phân theo sản phẩm.
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, qua 3 năm (2011-2013) thì cho vay nhà ở tăng mạnh hơn so với các sản phẩm khác. Cụ thể năm 2012 tăng 15.4 tỷ đồng so với năm 2011. Và năm 2013 tăng 32.3 tỷ đồng. Cầm cố/ chiết khấu giấy tờ có giá đứng thứ hai trong danh mục cho vay, năm 2012 tăng 7.3 tỷ đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 15 tỷ so với năm 2012. Tiêu dùng tín chấp xếp vị trí thứ 3, với mức tăng 5.2 tỷ của năm 2012 so với năm 2011, và tăng 11tỷ trong năm 2013. Các sản phẩm còn lại: du học, hộ kinh doanh, ô tô tăng đều đặn qua các năm. Với mức tăng trong các sản phẩm cho vay như trên, đủ cho thấy BIDV là một ngân hàng tầm cỡ, có một phong cách khác, hoàn toàn mới trong mỗi sản phẩm của ngân hàng. Ngoài ra, BIDV còn chiếm được lòng tin
Chi nhánh và nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban. Bên cạnh đó, qua chương 1 phần nào giúp ta đánh giá, rút ra nhận xét về các hoạt động, cũng như các sản phẩm dịch vụ (thẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử và dịch vụ ngân quỹ) mà Chi nhánh kinh doanh chủ yếu. Và quan trọng hơn hết, ta có thể biết được xu hướng của khách hàng khi tìm đến ngân hàng họ sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm nào nhiều hơn thông qua phần khảo sát về tình hình cho vay. Về tình hình huy động vốn cũng không thể phủ nhận những cố gắng của Chi nhánh trong 3 năm qua, nguồn vốn tăng đều và mạnh nhất vào năm 2013. Đó là sự nỗ lực không ngừng của từng nhân viên trong Chi nhánh.