KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CHUYÊN NGÀNH SỬA TẬT NGÔN NGỮ (Trang 37 - 42)

Các kết quả nghiên cứu về tật ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng số lượng các công trình nghiên cứu cũng như chất lượng của nó còn rất hạn chế so với các thành tựu mà thế giới đã đạt được. Cho nên việc đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành này là việc làm cấp thiết và cần được tập trung hơn nữa.

Mặt khác, các nghiên cứu còn thiên về nghiên cứu lời nói mà chưa quan tâm hết các phương diện của ngôn ngữ và thiên về dạng thức nói mà chưa quan tâm nhiều đến dạng thức viết của ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, vai trò của nhà nghiên cứu về tật ngôn ngữ, cũng như của các nhà xây dựng chương trình giáo dục về tật ngôn ngữ, đội ngũ giáo viên về sửa tật ngôn ngữ còn mỏng, cần được bồi dưỡng và nâng cao trình độ.

Tài liệu tham khảo

Trong nước

1. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2006).

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). Nxb Giáo dục.

2. Đại học Sư phạm Hà Nội (2009). Tập huấn ngôn ngữ trị liệu. Tài liệu tập huấn.

3. Đào Hồng Trang (2001). Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ bình thường độ tuổi 31 -36 tháng ở địa bàn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học V0144.

4. Lý Quốc Huy, Rich Frost, Bùi Thế Hợp…(2009). Sổ tay hướng dẫn giáo viên - Một số kỹ năng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học hòa nhập. Nxb Hà Nội.

5. Lê Văn Tạc, Bùi Thế Hợp (2007). Dạy hòa nhập trẻ có tật ngôn ngữ cấp Trung học cơ sở. (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trong khuôn khổ Dự án phát triển giáo viên THCS).

6. Phạm Đình Nghiệm (2008). Nhập môn Logic học, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.

7. Nguyễn Thị Kim Hiền (2008). Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Hà Nội.

8. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000). Dẫn luận Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục.

9. Trung tâm Gi áo dục trẻ có tật. Tìm hiểu về trẻ em tật ngôn ngữ.

10.Vũ Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương (2004). Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu.NXB Y học, H.

Nước ngoài

1. American Speech-Language-Hearing Association. 1993. Definitions of communication disorders and variations. [Internet]. [cited 2009 Jan 7]. Available from: http://www.asha.org/docs/pdf/RP1993-00208.pdf

2. Bloom. L (1988). What’s language? In M. Lahey (Ed) . Language disorders and language development (pp 1 -19). New York, Macmillan Publishing Company.

3. Froma P.Roth, Colleen K. Worthongton (2011). Treatment resource manual for speech-language pathology. Delmar, a division of Thomson Learning, Inc.

4. Noma B. Anderson; Geoge H. Shames (2006). Human communication disorders: An introduction. Pearson Education, Inc.

5. ZoAn Torrey (September, 2005). Speech – language guidelines for Schools. Kansas State Deparment of Education.

6. Mary N. Watson (2006). North Calorina Guidelines for speech – language services in schools. Exceptional Children Division, Department of Public Instruction.

Một số website:

http://nichcy.org/disability/specific/speechlanguage http://www.asha.org/docs/pdf/RP1993-00208.pdf

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮTRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HIỆN NAY TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HIỆN NAY

ThS. Lê Thị Tố Uyên

Viện Khoa học Gi áodục Việt Nam 1. Đặt vấn đề

Trên thế giới, các nghiên cứu về khuyết tật ngôn ngữ trong giáo dục đặc biệt đã có quá trình phát triển hàng vài trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu ứng dụng rất hữu dụng. Ở nước ta, chuyên ngành này chỉ mới manh nha hình thành cùng với quá trình xây dựng và phát triển của ngành Giáo dục đặc biệt trong khoảng hơn 2 thập kỉ trở lại đây. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng so với nhu cầu của thực tiễn giáo dục đặc biệt ở trong nước cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế, vẫn tồn tại những khoảng cách đáng kể, đòi hỏi nỗ lực cập nhật. Thêm vào đó, sự phát triển gần đây của chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu trong lĩnh vực Y tế - Phục hồi chức năng ở nước ta trong sự độc lập và với những góc nhìn khác đòi hỏi các nhà chuyên môn trong giáo dục đặc biệt cần tìm hiểu, đối chiếu và phân tích nhằm đúc rút những thông tin cần thiết.

2. Ngôn ngữ và khuyết tật ngônngữ ngữ

2.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người và đồng thời cũng là công cụ phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác [dẫn luận ngôn ngữ học16. [trang

5]

Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó17 [Trang 311].

Nghĩa là, ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị chung nhất, là một mẫu chung do một cộng đồng người xây dựng nên. Nó không mang tính cá nhân và tách khỏi ý muốn của cá nhân. Ở bài viết này, chúng tôi lựa chọn cách

16Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000). Dẫn luận Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000). Dẫn luận Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục

17Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000). Dẫn luận Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000). Dẫn luận Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục.

tiếp cận ngôn ngữ theo nghĩa hẹp để làm cơ sở cho việc tìm hiểu khuyết tật ngôn ngữ.

2.1. Khuyết tật ngôn ngữ

Khuyết tật ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ (language disorders), suy giảm ngôn ngữ (language impairment/ language impaired), chậm ngôn ngữ (language delayed), được Bloom (1988). L định nghĩa như sau: “Tật ngôn ngữ là kết quả của sự chậm trễ hoặc rối loạn sự phát triển về mặt hình thức, nội dung và việc sử dụng ngôn ngữ nói. Trong đó nội dung ngôn ngữ đề cập tới vấn đề cá nhân nói và hiểu như thế nào. Hình thức ngôn ngữ đề cập tới vấn đề dạng thức, âm thanh của các đơn vị ngôn ngữ và sự kết hợp chúng trong việc tạo từ, câu. Sử dụng ngôn ngữ đề cập tới lí do tại sao cá nhân nói và xây dựng cuộc đối thoại dựa trên những hiểu biết về đối tượng nghe và ngữ cảnh xung quanh” 18 [trang 17 ]

Với định nghĩa này, có thể thấy Bloom. L quá nhấn mạnh đến ngôn ngữ nói mà mờ nhạt hóa ngôn ngữ viết của ngôn ngữ.

Khác định nghĩa trên là định nghĩa của ASHA, 1993 (American Speech-Language-Hearing Association)

18 Bloom. L (1988). What’s language? In M. Lahey(Ed) . Language disorders and language (Ed) . Language disorders and language

development (pp 1 -19). New York, Macmillan Publishing Company.

Khuyết tật ngôn ngữ là một sự chậm trễ đáng kể trong việc sử dụng hoặc hiểu về ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ được xem xét ở các bình diện như hình thức ngôn ngữ (âm vị, cú pháp, và hình thái), nội dung hoặc ý nghĩa (ngữ nghĩa), cách sử dụng (ngữ dụng).”19

Như vậy, trẻ mắc tật ngôn ngữ sẽ khó khăn trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ hoặc/ và quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ ở một hoặc nhiều bình diện của ngôn ngữ.

3. Các loại khuyết tật ngônngữ ngữ

Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau sẽ cho chúng ta các kết quả phân loại khác nhau.

Dựa trên sự rối loạn trong quá trình tiếp nhận và biểu đạt ngôn ngữ, có thể phân chia khuyết tật ngôn ngữ thành:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CHUYÊN NGÀNH SỬA TẬT NGÔN NGỮ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w